Trình tự thực hiện - Việc nâng ngạch giảng viên chính lên giảng viên cao cấp thực hiện thông qua thi nâng ngạch. Do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo và triển khai thực hiện. - Việc bổ nhiệm ngạch do Bộ Nội vụ hoặc Bộ Nội vụ uỷ quyền cho cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục thực hiện. | 59. Thi nâng ngạch giảng viên chính lên giảng viên cao cấp a. Trình tự thực hiện - Việc nâng ngạch giảng viên chính lên giảng viên cao cấp thực hiện thông qua thi nâng ngạch. Do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo và triển khai thực hiện. - Việc bổ nhiệm ngạch do Bộ Nội vụ hoặc Bộ Nội vụ uỷ quyền cho cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục thực hiện. b. Cách thức thực hiện - Trụ sở cơ quan hành chính. c. Thành phần, số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ nộp tại cơ sở bao gồm: - Đơn xin dự thi nâng ngạch (theo mẫu); - Lý lịch (dán ảnh 4 x 6) theo mẫu, có xác nhận của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học; - Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn của ngạch dự thi có công chứng; - Bản sao, xác nhận của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về các công trình, đề tài, đề án khoa học theo tiêu chuẩn của ngạch dự thi; - Bản nhận xét của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và các mặt liên quan khác. Thành phần hồ sơ nộp tại hội đồng thi bao gồm: - Công văn của cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục; - Danh sách ứng viên đủ tiêu chuẩn được cử đi dự thi; - Bản sao các văn bằng theo yêu cầu của hội đồng thi. Số lượng hồ sơ nộp tại cơ sở: do cơ quan chủ quản đối với cơ sở giao dục đại học quy định Số lương hồ sơ nộp tại hội đồng thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: 02 bộ. d. Thời hạn giải quyết - Do cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục đại học quy định khi so tuyển tại cơ sở. - Do hội đồng thi quy định khi dự thi tại hội đồng thi. đ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan thực hiện: cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục đại học thực hiện khi sơ tuyển và cử đi dự thi. - Hội đồng thi thực hiện khi tổ chức thi: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thi. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nội vụ. e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính - Cá nhân. g. Mẫu đơn, mẫu tờ khai - Không. h. Phí, lệ phí - Không. i. Kết quả của thủ tục hành chính - Quyết định hành chính. k. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính - Không. l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. - Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. - Thông tư số 10/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.