Để phát hiện các triệu chứng thực thể bệnh tim mạch, người thầy thuốc phải khám bệnh nhân một cách toàn diện: khám toàn thân, khám tim, khám động mạch và tĩnh mạch. Từ đó phát hiện được các triệu chứng do bệnh lý tim mạch gây ra và ngược lại, các triệu chứng tim mạch là biểu hiện của các bệnh lý các cơ quan khác. | Triệu chứng thực thể bệnh tim mạch Để phát hiện các triệu chứng thực thể bệnh tim mạch người thầy thuốc phải khám bệnh nhân một cách toàn diện khám toàn thân khám tim khám động mạch và tĩnh mạch. Từ đó phát hiện được các triệu chứng do bệnh lý tim mạch gây ra và ngược lại các triệu chứng tim mạch là biểu hiện của các bệnh lý các cơ quan khác. 1. Khám toàn thân. . Khám toàn trạng Hình dáng cơ thể - Nhỏ bé so với tuổi thường gặp ở người có bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh tim mắc phải từ nhỏ như bệnh van 2 lá . - Cao gầy tay dài tới gối các ngón tay và chân dài lồng ngực lõm lòng thuyền hoặc nhô ra như ngực gà là hình dáng của người bệnh có hội chứng Marfan. - Béo gầy đánh giá nhanh qua chỉ số khối cơ thể Body mass index BMI . Béo là khi BMI 23kg m2 theo quy ước của Hiệp hội Đái tháo đường - bệnh chuyển hoá châu Á . Người béo thường hay có tăng huyết áp rối loạn mỡ máu tăng acid uric rối loạn chuyển hoá đường kháng insulin. hội chứng chuyển hoá hội chứng X . Gầy là khi BMI 19kg m2 thường gặp ở người có nhiễm khuẩn kéo dài như viêm màng trong tim nhiễm khuẩn người mắc bệnh tim mạch một thời gian kéo dài không ăn uống được. Da niêm mạc - Da niêm mạc tím khi hemoglobin khử 5g 100ml gặp ở các bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh có tím hoặc các bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái-phải hoặc thông động-tĩnh mạch đã đảo shunt. Tím cũng thường gặp ở các bệnh nhân suy tim phải nặng. Thường thấy tím ở đầu chi môi mũi dái tai. - Da niêm mạc xanh nhợt nhạt ở các bệnh nhân thiếu máu gây suy tim thiếu máu trong viêm màng trong tim nhiễm khuẩn hoặc ở các bệnh nhân thấp tim thể nặng thấp tim tiến triển. - Phù phù mềm ấn lõm. Phù thường xuất hiện ở đầu chi dưới sau đó phù toàn thân tràn dịch đa màng màng bụng màng phổi màng tim. . Thường phù là do suy tim phải. Khi suy tim phải máu ứ lại ở hệ thống tĩnh mạch làm tăng áp lực và tăng tính thấm mao mạch ứ Na do tăng aldosterol gây giữ nước và tăng thể tích nên gây phù . Phù đồng đều 2 bên chi kèm theo bệnh nhân có khó thở. Có trường hợp hiếm