Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1301 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông, vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu Rí tức Hóa Châu (Nam Hải Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc | TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT NĂM HỌC 2007 - 2011 QUẢNG NAM Lịch sử Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành năm 1301 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu bắc Hải Vân và châu Rí tức Hóa Châu Nam Hải Vân làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc. Năm 1402 nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu Hóa Châu Tư Châu và Nghi Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị Năm 1471 sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ Thăng Hoa Tư Nghĩa và Hoài Nhơn nay là Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định . Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây. Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt quá trình mở nước. Người Việt Kinh có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471 cùng với người Chăm pa người Hoa. Ngày nay ở Quảng Nam ngoài người Việt thuần gốc người Hoa còn có người Việt Kinh có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là người Trung Quốc người Minh Hương . Theo dòng lịch sử Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông năm 1471 Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn từ năm 1570 . Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi Quảng Nam Quốc. Bằng lao động sáng tạo Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau Chúa ở trấn hơn 10 năm chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính sự rộng rãi quân lệnh nghiêm trang nhân dân đều an cư lạc nghiệp chợ không hai giá không có trộm cướp. Thuyền buôn các