Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận chuyên đề vật lý “ các định luật newton - lực ma sát "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tiểu luận chuyên đề vật lý Các định luật Newton - Lực ma sát Phần I Cơ sở lý thuyết Ba định luật Newton và định luật vạn vật hấp dẫn là cơ sở của cơ học cổ điển. về thực chất các định luật newton là những tiên đề là những khẳng định tổng quát nhất không thể chứng minh được không thể suy ra được từ những khẳng định khác. Khi thừa nhận những tiên đề này người ta đã xây dựng được cơ học cổ điển với những định luật áp dụng đúng được trong thực tiễn không những trên Trái đất mà còn cả trong miềm vũ trụ lân cận Trái đất nữa. I. Định luật Newton thứ nhất định luật quán tính 1. Khái niệm chuyển động quán tính - Nhà triết học cổ đại Aristotle 384 - 322 TCN quan niệm muốn cho một vật duy trì được vận tốc không đổi thì phải có vật khác tác dụng lên nó. Từ thời cổ đại người ta tưởng rằng lực tác dụng làm vật chuyển động và khi lực ngừng tác dụng thì vật đứng lại. - Galile người Italia nghi ngờ quan niệm trên và đã làm thí nghiệm để kiểm tra Ông dùng hai máng nghiêng rất trơn và nhẵn bố trí như hình vẽ 1a rồi thả một hòn bi cho lăn xuống trên máng nghiêng 1 ông nhận thấy hòn bi lăn ngược lên máng nghiêng 2 đến độ cao gần bằng độ cao ban đầu. Khi giảm bớt góc nghiêng a của máng 2 ông thấy hòn bi lăn trên máng 2 được một đoạn dài hơn hình 1b . Ông suy đoán nếu máng 2 rất nhẵn và nằm ngang a 0 thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi hình 2 . Hình 1a 1 Hình 1b v 2 - 1 - Tiểu luận chuyên đề vật lý Các định luật Newton - Lực ma sát Thí nghiệm này cho thấy Nếu ta có thể loại trừ được các tác dụng cơ học lên một vật thì vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc v vốn có của nó. 2. Định luật I Newton a. Phát biểu - Cách 1 Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. - Cách 2 Nếu hợp lực tác dụng lên một vật bằng không thì có thể tìm được các hệ quy chiếu trong đó vật này không có gia tốc. b. Ý nghĩa của định luật I Newton - Đứng yên và chuyển động thẳng đều cũng .