Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời. | KỂ CHUYỂN BÉ NGHE - SỬ TÍCH ÔNG TÁO Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời. Việc tin thờ Táo quân chắc hẳn rất xa xưa nhưng không vượt trước thời kỳ con người còn sống theo lối du mục sớm nhất cũng chỉ từ giai đoạn biết định cư trồng lúa làm rẫy. nghĩa là biết nấu nướng làm chín thức ăn. Các loại phương tiện để kê nấu sau này là cà ràng hỏa lò được xem là một sự hóa thân của thần bếp. Tích ông Táo Học phái Lão Tử cho rằng có một vị thiên thần coi việc thiện ác của từng gia đình và mỗi năm một lần về tâu sự với Ngọc Hoàng. Người Việt Nam quan niệm về ông táo khác với người Trung Hoa tích kể rằng Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau. Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình Thị Nhi bỏ nhà ra đi rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận thấy vợ bỏ đi mất liền đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy tăm hơi buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ. Một hôm Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy người vợ cũ là Thị Nhi thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết. Cũng có tích khác sau khi Thị Nhi lấy Phạm Lang một hôm trong nhà cúng đốt mã ngoài sân có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận