Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì nhất thiết phải đòi hỏi có một bộ máy quản trị hoạt động có hiệu qủa. Như vậy, đây có thể coi như điều kiện cần cho doanh nghiệp tồn tại và phát Việt Nam, các Tổng công ty Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có 17 Tổng công ty 91. Các Tổng công ty 91 có 532 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm khoảng 9% số lượng các. | Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hưởng lương theo quy định Nhà nước, đều do Thủ tướng bổ nhiệm, cùng ký nhận vốn, tài sản do Nhà nước giao. Trong khi đó Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Nhà nước quản lý, có quyền thuê Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty. Thực tế chủ trương, cơ chế này có tính khả thi thấp và chưa phù hợp thực tế. Nên chăng bỏ Hội đồng quản trị tại các Tổng công ty Nhà nước và giao cho Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật thực hiện chức năng này với tên gọi là Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý bao gồm các cơ quan liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, ban tổ chức Cán bộ Chính phủ. do một thứ trưởng của Bộ quản lý ngành 91 làm chủ tịch còn các Bộ khác làm uỷ viên. Hội đồng quản lý không chỉ quản lý một Tổng công ty mà có thể quản lý nhiều Tổng công ty có trong Bộ đó. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ, điều lệ hoạt động của Ban quản lý này để tránh sự chồng chéo, trùng lặp với chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận khác trong Bộ đó.