Quark

Quark có một tính chất vô cùng đặc biệt đó chính là màu. Có ba loại màu: xanh, đỏ, vàng. Ngoài ra, các phản quark tương ứng cũng có các giá trị “phản màu” tương ứng. Hệ tương tác giữa các quark thông qua sự kết hợp khác nhau giữa ba màu này được gọi là tương tác mạnh. Lĩnh vực vật lý nghiên cứu đến tương tác mạnh được gọi là sắc động học lượng tử. Nguồn của tương tác này chính là các “tích màu” và nhận vai trò truyền tương tác chính là cá gluon | Mục lục I. Quark là gì .1 II. Tính chất của III. Lịch IV. Một số vấn đề thực QUARK I. Quark là gì Quark là một loại hạt cơ bản và là một thành phần cơ sở của vật chất. Các quark hợp lại tạo thành những hạt nặng hơn được gọi là các hadron trong đó proton và neutron là hai hạt được biết đến nhiều nhất. Quark trong tự nhiên không bao giờ xuất hiện riêng lẽ chúng ta chỉ có thể tìm thấy chúng bên trong các hadron. Có 6 loại quark khác nhau được biết đến như là các mùi up u down d charm c strange s top t và bottom b . Quark u và d có khối lượng nhỏ nhất trong các quark do đó chúng bền và rất phổ biến trong vũ trụ. Những quark khác có khối lượng nặng hơn chúng sẽ từ từ phân rã trở thành các quark u và d. Vì thế các quark nặng c s t b chỉ có thể được tạo ra trong trong các tán xạ năng lượng cao. Quark có một số tính chất cơ bản bao gồm điện tích màu spin và khối lượng. Mỗi hạt quark đề có một phản hạt tương ứng gọi là các antiquark. Một số tính chất của antiquark mang dấu ngược lại so với quark. Quark còn là các hạt cơ bản duy nhất mang điện tích không phải là nguyên. Quark là các fermion chúng có spin 2 và chúng phải tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli. Nguyên lý này nói rằng không thể có các hạt fermion cùng lúc chiếm cùng một trạng thái lượng tử. Điều này trái ngược với các hạt boson là mỗi trạng thái lượng tử có thể bị chiếm không giới hạn các hạt. Ngoài ra không giống như lepton các quark còn có màu cho phép chúng tương tác lẫn nhau trong tương tác mạnh. Các fermion cơ bản được chia thành ba nhóm mỗi nhóm gồm 2 lepton và 2 quark. Nhóm đầu tiên bao gồm quark u và d thứ hai là quark s và c nhóm thứ ba gồm t và b. Tất cả những sự tìm kiếm cho một nhóm thứ tư đều thất bại và người ta cũng có bằng chứng rằng không tồn tại một nhóm thứ tư. Các hạt trong những nhóm cao thường có khối lượng lớn hơn và độ bền kém hơn dẫn đến phân rã thành các hạt có khối lượng nhẹ hơn thông qua liên kết yếu. Chỉ có các hạt quark u và d xuất hiện thường xuyên trong tự nhiên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
158    372    2    21-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.