Trong khi các trách nhiệm căn bản của chuyên gia PR gần như không thay đổi lắm trong các thập kỷ vừa qua, thì ngược lại yêu cầu về chuyên gia và cách chuyên gia thực hiện các nhiệm vụ của mình đã thay đổi và sẽ tiếp tục thay đồi. Đã có nhiều kêu gọi về việc đào sâu và đa dạng về kiến thức trong ngành này đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trên phương diện toàn cầu. Có nhiều cách giải trình cho hoạt động PR và sự tổn thất lớn hơn nếu quản trị rủi ro và khủng hoảng truyền thông. | : có thể chia khủng hoảng ra làm ba giai đoạn: trước khủng hoảng, trong khủng hoảng và sau khủng hoảng. Ở giai đoạn đầu, điều quan trọng nhất là khả năng phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng cho một thương hiệu (hay một DN) và ngăn chặn nó từ trong trứng nước. Khi khủng hoảng xảy ra, bộ phận đầu não đã được lập trình sẽ biết cách vận hành nhịp nhàng, phản ứng nhanh, chính xác. Có những sự việc nội bộ công ty có thể giải quyết được, nhưng cũng có những cuộc khủng hoảng mà tầm ảnh hưởng của nó có thể dẫn đến cái “chết sớm” của một thương hiệu hay phá sản của một DN thì nên thuê các công ty PR chuyên nghiệp ở bên ngoài. Khủng hoảng qua đi cũng là lúc các DN tập trung khắc phục hậu quả, tổ chức lại sản xuất. Nhưng đừng nghĩ “thoát chết” rồi nên không cần nói gì nữa. Phải rà soát lại mối quan hệ với người tiêu dùng, nhà phân phối, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư Việc lấy lại lòng tin rõ ràng không thể làm ngày một ngày hai, nhưng một thái độ im lặng sau khủng hoảng sẽ không thể nào giúp DN tiến nhanh lên được.