Sơ lược về phôi học tuyến giáp Tuyến giáp xuất phát từ dây vị tràng nguyên thủy (ống nguyên nội bì). Mầm giáp phát triển từ chỗ dầy lên của liên bào nền hầu( đáy họng ) vào tuần lễ thứ 3 của bào thai, di chuyển qua trước xương móng và các sụn thanh quản để tới vị trí cố định ở phần dưới trước của cổ. Vào tuần thứ 9 của bào thai, tuyến giáp đã có vị trí và hình dạng cố định. . | SUY GIÁP BẨM SINH Mục tiêu 1. Trình bày đặc điểm dịch tễ - sinh lý bệnh của suy giáp bẩm sinh. 2. Trình bày tiêu chuẩn chẩn đoán và nguyên tắc điều trị suy giáp trạng bẩm sinh 3. Trình bày các phương pháp dự phòng bệnh suy giáp trạng bẩm sinh . 1. Đặc điểm cấu tạo tuyến giáp . Sơ lược về phôi học tuyến giáp Tuyến giáp xuất phát từ dây vị tràng nguyên thủy ống nguyên nội bì . Mầm giáp phát triển từ chỗ dầy lên của liên bào nền hầu đáy họng vào tuần lễ thứ 3 của bào thai di chuyển qua trước xương móng và các sụn thanh quản để tới vị trí cố định ở phần dưới trước của cổ. Vào tuần thứ 9 của bào thai tuyến giáp đã có vị trí và hình dạng cố định. Trong khi di chuyển nụ mầm giáp có thể phát triển bất thường tạo nên các dị tật mô giáp lạc chỗ và u nang giáp. Những vị trí thường gặp của tuyến giáp lạc chổ là dưới lưỡi xương móng trung thất hiếm hơn là ở buồng trứng. . Sơ lược giải phẫu và mô học Tuyến giáp có 2 thuỳ nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang gọi là eo tuyến giáp. Mô giáp gồm những tiểu thuỳ được tạo thành từ 30-40 nang giáp. Mỗi nang giáp có dạng hình cầu được tạo nên bởi một lớp tế bào duy nhất có một khoang rỗng ở giữa chứa đầy chất keo mà chủ yếu là thyroglobulin TG Các tế bào nang tuyến sản xuất ra Thyroxin . Giữa các bọc tuyến là các tế bào C cạnh tuyến sản xuất ra cancitonin có vai trò quan trọng chuyển hoá canxi. 2. Sinh lý tuyến giáp . Hoạt động của tuyến giáp trong thời kỳ bào thai Tuyến giáp bắt đầu hoạt động vào cuối tuần thứ 10 của bào thai khi các nang giáp đã biệt hoá với các chất keo. Hoạt động của tuyến giáp trong bào thai chưa chịu sự điều hoà của trục hạ đồi-tuyến yên. Nhau thai không có tính thấm với TSH của mẹ. Ngược lại hocmôn TRH iod và một ít hocmôn giáp của mẹ đi qua nhau thai được. Do đó sự phát triển của bào thai phụ thuộc chủ yếu vào hocmôn tuyến giáp của chính mình. . Sinh tổng hợp hocmôn giáp và các yếu tố ảnh hưởng -Giai đoạn bắt giữ iod tại tuyến giáp tế bào nang giáp bắt giữ Iod lưu hành trong máu và cô đặc nó .