Tham khảo tài liệu 'ðộng kinh – phần 1', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ĐỘNG KINH - PHẦN 1 MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày phân loại động kinh của Tổ chức Y tế thế giới 1981. 2. Liệt kê được nguyên nhân gây động kinh triệu chứng. 3. Xử trí đựơc động kinh thường gặp và cấp cứu được trạng thái động kinh. CƯƠNG 1. Định nghĩa Động kinh là những cơn ngắn định hình đột khởi có khuynh hướng chu kỳ và tái phát do sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của những nhóm nơron gây rối loạn chức năng của thần kinh trung ương cơn vận động cảm giác giác quan thực vật . điện não đồ ghi được các đợt sóng kich phát. Mất ý thức cũng là biểu hiện thường gặp trong hoặc sau cơn. Định nghĩa trên đồng thời cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán. 2. Dịch tê học Động kinh là một bệnh phổ biến chiếm khoảng 0 5-2 dân số ba phần tư số ca xảy ra trước lứa tuổi 20. Tỷ lệ mới mắc cơn động kinh đầu tiên theo tuổi giao động từ 18 9 đến 190 dân và nam đều cao hơn nữ nam nữ 1 7 1 2 . Tỷ lệ hiện mắc động kinh hoạt động ở các nước phát triển dao động trong khoảng 3 7 đến 8 dân. Ở Việt Nam theo Lê Quang Cường và Nguyễn Văn Hướng 2002 nghiên cứu tại Sóc Sơn Hà Nội là 5 dân. Nghiên cứu dịch tễ học động kinh ở Rochester 1935-1979 ở Bordeau và của Luhdof 1986 trong 5 năm cũng cho thấy tần suất cao nhất là trước lứa tuổi 20 sau đó thấp hơn và sau tuổi 60 lại có chiều hướng tăng lên. Động kinh sau 20 tuổi có nhiều khả năng do tổn thương thực thể tại não. Thể lâm sàng động kinh thường gặp nhất là cơn lớn chiếm khoảng 81 đến 86 1 và thấy ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển. Động kinh vắng ý thức từ 0 8 đến 11 . Động kinh cục bộ từ 3 đến 72 . Còn loại không phân loại là 1 2 đêm 20 . II. SINH LÝ BỆNH Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng đến nay chỉ biết được các hiện tượng điện sinh lý sự thay đổi chuyển hóa . xảy ra trong cơn và sau cơn. Bản chất động kinh là gì vẫn còn bí ẩn. Đặc trưng bệnh lý quan sát được trong cơn động kinh là cơn phóng điện kịch phát thành từng đợt và lặp đi lặp lại của một quần thể nơron. Thấy có sự khử cực