Đề tài " Từ thực tế quê hương mình, làng mình anh (chị) hãy nhận xét về sự biến đổi xưa làng Việt cổ trong thời điểm hiện nay "

Làng là một cộng đồng dân cư của người Việt đã có lịch sử mấy thiên niên kỉ, trải qua quá trình phát triển liên tục, vừa cải tạo tự nhiên vừa chống ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài, vừa vươn lên hạn chế những rủi ro thiên nhiên đem đến, làng Việt Nam vẫn trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nước ta mất về tay giặc nhưng làng thì không mất, làng vẫn được giữ vững, phục hồi trên khắp đồng bằng sông Hồng rồi tái sinh lại trên đất đai miền Trung và đồng bằng. | Đình làng Động Gián ở huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh ngày xưa là một ngôi đình lớn. Theo ông Nguyễn Quỳnh Thông trong bài “Làng Động Gián” in trong cuốn “Làng cổ Hà Tĩnh” (Sở văn hoá - thông tin hội văn học nghệ thuật Hà Tĩnh) viết về đình làng Động Gián, xưa Đình làng toạ lạc trên nên đất phía Tây cụm dân cư, ngoài mặt về phía Tây tức là trông về Ngàn Hống. Vườn đình cao khoảng 1m được cư xung quanh bằng những tảng đá to. Vào sân đình phải trèo 4-5 bậc đá. Sân rộng khoảng 700-800m , cây lớn bao quanh, cành lá um tùm mát rượi. Vào vườn đình qua 3 cửa: cửa chính phía Tây trước mặt đình và hai cửa hông Nam, Bắc. Phía Đông tường bọc kín, cây cối rậm rạp. Nền đình được đắp băng đất sét nện cứng, bốn phía bao quanh bằng đá xanh. Đình được làm toàn bằng gỗ lim theo kiểu tứ trụ, ba gian, hai chái có 48 cột, những cây cột ở ba gian giữa khá to, vòng tay người lớ không ôm xuể, trên các xà ngang xà dọc và các vì kèo, các bẫy đều có hình tứ linh, ngư tiều, canh mục chạm trổ rất tinh vi, có đường xà ngang được chạm trổ ngộ nghĩnh: cảnh những người con gái cở trần tắm trong ao sen.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.