Mặc dầu có việc xuất bản gần đây về các nguồn tài liệu của Trung Hoa về ngữ học Việt Nam trong lịch sử (91), thì cuốn từ điển và cuốn giáo lý đã xuất bản tại Roma vào năm 1651 vẫn là hai tác phẩm nền tảng không thể thay thế để biết được thực trạng của tiếng nói này vào cuối thế kỷ XVII, và sự tiến hoá của nó. Nhưng sự kiện chúng đã được xuất bản dưới tên tuổi duy nhất của Alexandre de Rhodes dường như không còn được đặt thành vấn đề để truy. | Bồ Đào Nha và chữ Quốc ngữ m r 1 1 Ầ I Tra cứu bộ hồ sơ ngữ học Tra cứu lại bộ hồ sơ ngữ học Mặc dầu có việc xuất bản gần đây về các nguồn tài liệu của Trung Hoa về ngữ học Việt Nam trong lịch sử 91 thì cuốn từ điển và cuốn giáo lý đã xuất bản tại Roma vào năm 1651 vẫn là hai tác phẩm nền tảng không thể thay thế để biết được thực trạng của tiếng nói này vào cuối thế kỷ XVII và sự tiến hoá của nó. Nhưng sự kiện chúng đã được xuất bản dưới tên tuổi duy nhất của Alexandre de Rhodes dường như không còn được đặt thành vấn đề để truy cứu cho tận tường hồ sơ ngữ học. Đến mức độ nào ông là tác giả thật sự của các tác phẩm này Bằng cách nào ông đã mượn lại những công trình của các vị đi trước mình trong tư thế của một nhà sưu tập hoặc người biên tập bản văn cuối cùng Thật khó mà trả lời một cách thích đáng các câu hỏi này nhưng chúng phải được nêu lên và phải được tra cứu một cách đúng đắn nhờ những chứng cớ đã được viết ra mà ta có thể có. Thật vậy ý niệm về sở hữu văn chương nơi các tu sĩ Dòng Tên vào thế kỷ XVII không y như ý niệm ta có bây giờ chúng t a đưa ra đây hai thí dụ ta thấy bản tường thuật về việc tử đạo của thầy giảng André mà bản gốc bằng tiếng Bồ Đào Bồ Đào Nha và chữ Quốc ngữ Nha chắc chắn do chính linh mục Rhodes viết ra nhưng đôi khi được lấy lại từng chữ một dưới tên các tác giả Matias da Maia 92 Antonio Francisco Cardim 93 hoặc Manuel Ferreira 94 . Ngược lại Rhodes đã xuất bản hoặc tái bản một bản văn được thuận nhận để phổ biến thì người được đề cử làm công việc này lại ghi tên mình vào đó và mang trách nhiệm cá nhân về công tác của mình. Trong trường hợp của linh mục Rhodes và các vị tử đạo của Nhật Bản có lẽ đã dựa vào danh tiếng đang lên của con người Avignon này để làm cho cuốn sách được phổ biến rộng rãi hơn. về hai tác phẩm viết bằng tiếng Việt Nam do Bộ Truyền Bá Đức Tin xuất bản hẳn không có vấn đề bán ra cho dân chúng mục đích duy nhất là phục vụ công cuộc truyền giáo. Do sự kiện Rhodes là người duy nhất ở Roma biết đến ngôn ngữ ấy thì ông cần