Chống Duyhring I - Chương 12: Phủ định cái phủ định

"Bức phác hoạ lịch sử ấy" (nguồn gốc của cái gọi là tích luỹ ban đầu của tư bản ở Anh) "là một cái gì còn tương đối khá nhất trong quyển sách của Mác, và nó sẽ còn khá hơn nữa, nếu ngoài cái nạng thông thái ra, nó cũng không dựa vào cả cái nạng biện chứng nữa. Thật vậy, vì thiếu những phương pháp tốt hơn và sáng suốt hơn, nên ở đây sự phủ định cái phủ định ở Hegel đã phải làm nhiệm vụ bà đỡ để đỡ cho tương lai lọt ra khỏi. | Chống Duyhring I Chương 12 Phủ định cái phủ định Bức phác hoạ lịch sử ấy nguồn gốc của cái gọi là tích luỹ ban đầu của tư bản ở Anh là một cái gì còn tương đối khá nhất trong quyển sách của Mác và nó sẽ còn khá hơn nữa nếu ngoài cái nạng thông thái ra nó cũng không dựa vào cả cái nạng biện chứng nữa. Thật vậy vì thiếu những phương pháp tốt hơn và sáng suốt hơn nên ở đây sự phủ định cái phủ định ở Hegel đã phải làm nhiệm vụ bà đỡ để đỡ cho tương lai lọt ra khỏi lòng của quá khứ. Việc xoá bỏ chế độ sở hữu cá nhân thực hiện từ thế kỷ XVI theo lối đã nói trên là sự phủ định thứ nhất. Tiếp theo đó sẽ có một phủ định thứ hai nó được coi là phủ định cái phủ định và do đó là khôi phục chế độ sở hữu cá nhân nhưng dưới một hình thức cao hơn dựa trên chế độ công hữu về ruộng đất và tư liệu lao động. Nếu ở ông Mác cái chế độ sở hữu cá nhân kiểu mới ấy cũng được gọi là chế độ sở hữu xã hội thì chính đấy là biểu hiện sự thống nhất cao nhất của Hegel trong đó mâu thuẫn phải được xoá bỏ nghĩa là nói theo lối chơi chữ của Hegel mâu thuẫn ấy vừa được khắc phục vừa được duy trì. Như vậy việc tước đoạt những kẻ tước đoạt dường như là kết quả tự động của thực tại lịch sử trong các quan hệ vật chất bên ngoài của nó. Trên cơ sở tin vào những điều nhảm nhí của Hegel - mà phủ định cái phủ định là một trong những điều nhảm nhí đó - thì một người có suy nghĩ khó lòng mà tin được vào sự cần thiết của chế độ chiếm hữu chung về ruộng đất và tư bản. Vả lại tính chất quái dị mơ hồ của các quan niệm của Mác cũng chẳng làm ngạc nhiên người nào đã biết rằng với cái cơ sở khoa học như phép biện chứng của Hegel thì người ta có thể làm được những gì hay nói cho đúng hơn sẽ phải thu được những điều Chống Duyhring I vô lý gì. Đối với những người nào không biết những ảo thuật này thì cần phải vạch thẳng ra rằng ở Hegel sự phủ định thứ nhất là khái niệm về tội cố tông nói trong sách giáo lý và sự phủ định thứ hai là một sự thống nhất cao hơn dẫn đến sự chuộc tội. Dĩ nhiên là dựa trên những loại suy kỳ quặc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.