Quốc Hội Phran-Phuốc Ngày 27 tháng 2 năm 1852 Có lẽ bạn đọc sẽ nhớ lại rằng trong sáu bài báo trước, chúng ta đã theo dõi phong trào cách mạng ở Đức cho đến hai cuộc chiến thắng lớn của nhân dân vào ngày 13 tháng Ba ở Viên và ngày 18 tháng Ba ở Béc-lin. Ở áo cũng như ở Phổ, chúng ta đã thấy thành lập những chính phủ lập hiến, tuyên bố những nguyên tắc tự do chủ nghĩa, tức là những nguyên tắc tư sản, coi đó là phương châm chỉ đạo toàn. | Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Quốc Hội Phran-Phuốc VII. Quốc Hội Phran-Phuốc Ngày 27 tháng 2 năm 1852 Có lẽ bạn đọc sẽ nhớ lại rằng trong sáu bài báo trước chúng ta đã theo dõi phong trào cách mạng ở Đức cho đến hai cuộc chiến thắng lớn của nhân dân vào ngày 13 tháng Ba ở Viên và ngày 18 tháng Ba ở Béc-lin. Ở áo cũng như ở Phổ chúng ta đã thấy thành lập những chính phủ lập hiến tuyên bố những nguyên tắc tự do chủ nghĩa tức là những nguyên tắc tư sản coi đó là phương châm chỉ đạo toàn bộ chính sách sau này sự khác nhau rõ ràng và duy nhất giữa hai trung tâm hoạt động lớn ấy là ở Phổ giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa do hai nhà buôn giàu có Cam-pơ-hau-den và Han-dơ-man đại biểu đã trực tiếp đoạt lấy chính quyền còn ở áo vì giai cấp tư sản ít được tôi luyện về chính trị hơn nên ở đấy bọn quan liêu tự do chủ nghĩa đã nhận chức và tuyên bố nắm chính quyền theo sự ủy nhiệm của giai cấp tư sản. Ngoài ra chúng ta cũng thấy rằng các đảng và các giai cấp xã hội cho đến bây giờ vẫn liên hiệp với nhau để chống chính phủ cũ lại chia rẽ nhau như thế nào sau khi chiến thắng hoặc thậm chí trong quá trình chiến đấu chúng ta cũng thấy chính giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa ấy kẻ duy nhất được hưởng chiến quả đã tức khắc quay lại chống bạn đồng minh hôm qua của nó như thế nào đã có thái độ thù địch như thế nào với mọi giai cấp Cách mạng và phản cách mạng ở Đức hay đảng phái tiến bộ hơn nó và đã ký kết liên minh như thế nào với các thế lực phong kiến và quan liêu đã bị đánh bại. Thực ra thì ngay từ lúc bắt đầu tấn kịch cách mạng giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa chỉ có thể chống lại các đảng phong kiến và quan liêu đã bị đánh bại nhưng chưa bị thủ tiêu bằng cách dựa vào các đảng nhân dân tiến bộ hơn và đồng thời nó cũng cần đến sự giúp đỡ của giai cấp quý tộc phong kiến và bộ máy quan liêu để chống lại sự tiến công của những quần chúng cấp tiến hơn ấy. Như vậy cũng khá rõ ràng là giai cấp tư sản ở áo và ở Phổ không đủ lực lượng để giữ vững chính quyền của nó và để làm cho những thiết .