SGK TV cấp Tiểu học có rất nhiều tranh minh hoạ cho các bài học, đặc biệt là trong phân môn Kể chuyện. GV có thể phóng to tranh để phục vụ cho giảng dạy. Sau đây là phương pháp tự vẽ phóng to tranh mà GV có thể thực hiện được (kể cả những người không có năng khiếu hội hoạ). | Thông tin cơ bản SGK TV cấp Tiểu học có rất nhiều tranh minh hoạ cho các bài học đặc biệt là trong phân môn Kể chuyện. GV có thể phóng to tranh để phục vụ cho giảng dạy. Sau đây là phương pháp tự vẽ phóng to tranh mà GV có thể thực hiện được kể cả những người không có năng khiếu hội hoạ . Phương pháp kẻ ô vuông tiến hành theo các bước sau - Kẻ ô vuông trên các tranh cần phóng to tranh gốc . Tranh có hình đơn giản thì có thể kẻ ô vuông lớn tranh có hình phức tạp cần kẻ những ô vuông nhỏ hơn. Mạng lưới ô vuông có kích thước càng nhỏ thì càng thuận tiện cho việc ước lượng khi vẽ các hình hình vẽ càng chính xác hơn. - Trên giấy để vẽ phóng tranh bản sao ta cũng kẻ số lượng ô vuông giống như bản gốc. Tuỳ theo tỉ lệ tranh cần phóng to mà tính toán kích thước các ô vuông cho phù hợp. Ví dụ Cạnh của ô vuông bản gốc là 1 thì cạnh tương đương của bản sao có thể là 2 3 4. - Dựa vào các điểm đã xác định trên bản gốc ta vẽ hình đồng dạng trên bản sao bằng bút chì. - Sau đó dùng màu nước bút chì màu tô màu cho bức tranh. Nếu tranh có nhiều đường nét phức tạp thì ta có thể kẻ thêm các đường chéo các đường nối các trung điểm của các cạnh bên để xác định được toạ độ của các đường nét cần phóng to. III. CẦU HỎI Tự ĐÁNH GIẢ 1. Hãy nêu nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện 2. Nêu điểm mới của phân môn Kể chuyện trong Chương trình Tiểu học mới. 3. Xác định một số khó khăn trong học kể chuyện của HSDT. 4. Tự đánh giá về kế hoạch bài học đã soạn ở trên mục 4 sau khi đã dạy cho HS. 5. Tham khảo ý kiến nhận xét của các đồng nghiệp về bức tranh tự vẽ phóng to. IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ CẦU HỎI Tự ĐÁNH GIÁ Câu 1. Phân môn Kể chuyện có 3 nhiệm vụ chính như sau - Phát triển kĩ năng nghe - nói cho HS bao gồm kĩ năng độc thoại và đối thoại. - Củng cố mở rộng vốn từ ngữ phát triển tư duy hình tượng và tư duy lôgíc nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống thông qua những câu chuyện có nội dung phong phú. - Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện đem lại niềm vui tuổi thơ cho HS