Trong mỗi hệ thống kinh tế, các doanh nhân và nhà quản lý đều sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động và công nghệ để sản xuất cũng như phân phối hàng hóa và dịch vụ. Nhưng phương thức tổ chức và sử dụng các nhân tố khác nhau đó lại phản ánh những ý tưởng chính trị của mỗi quốc gia và nền văn hóa của nó. Nước Mỹ thường được mô tả là một nền kinh tế “tư bản”, một khái niệm do Các Mác - nhà kinh tế và lý thuyết xã hội. | Khái quát về nền kinh tế Mỹ Chương 2 NỀN KINH TẾ MỸ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO Trong mỗi hệ thống kinh tế các doanh nhân và nhà quản lý đều sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên lao động và công nghệ để sản xuất cũng như phân phối hàng hóa và dịch vụ. Nhưng phương thức tổ chức và sử dụng các nhân tố khác nhau đó lại phản ánh những ý tưởng chính trị của mỗi quốc gia và nền văn hóa của nó. Nước Mỹ thường được mô tả là một nền kinh tế tư bản một khái niệm do Các Mác - nhà kinh tế và lý thuyết xã hội người Đức thế kỷ XIX - đặt ra để mô tả một hệ thống trong đó một nhóm ít người kiểm soát một khối lượng lớn tiền tệ hoặc vốn và đưa ra các quyết định về kinh tế quan trọng nhất. Mác đã đặt các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tương phản với các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mô hình kinh tế tập trung nhiều quyền lực hơn vào hệ thống chính trị. Mác và những người theo học thuyết của ông cho rằng các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tập trung quyền lực vào tay một số nhà kinh doanh giàu có - những người lấy mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận ngược lại các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dường như đề cao vai trò kiểm soát lớn hơn của chính phủ có xu hướng đặt các mục tiêu về chính trị - chẳng hạn như phân phối công bằng hơn các nguồn tài nguyên của xã hội - lên trên lợi nhuận. Khái quát về nền kinh tế Mỹ Trong khi các phạm trù này dù đã bị đơn giản hóa quá mức có những nhân tố đúng đắn thì ngày nay chúng cũng đã thay đổi nhiều. Nếu như chủ nghĩa tư bản thuần túy như Mác mô tả đã từng tồn tại thì nó cũng biến dạng từ lâu khi các chính phủ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác can thiệp vào nền kinh tế của họ nhằm hạn chế sự tập trung quyền lực và giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan đến lợi ích thương mại mang tính cá nhân không bị kiểm soát. Do vậy nền kinh tế Mỹ có lẽ tốt hơn được mô tả như một nền kinh tế hỗn hợp trong đó chính phủ đóng một vai trò quan trọng cùng với doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù người Mỹ thường bất đồng về ranh giới chính xác giữa lòng tin của mình với doanh nghiệp tự do