Các chính sách ngoại thương và kinh tế toàn cầu của Mỹ đã đổi hướng mạnh mẽ trong hơn hai thế kỷ từ khi Mỹ trở thành một quốc gia. Trong buổi đầu của lịch sử dân tộc, chính phủ và doanh nghiệp tập trung hầu hết vào phát triển nền kinh tế trong nước mặc cho những diễn biến xảy ra ở nước ngoài. Nhưng từ cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của những năm 1930 và Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước nhìn chung tìm cách giảm bớt hàng rào thương mại và phối hợp. | Khái quát về nền kinh tế Mỹ Chương 10 CÁC CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ KINH TẾ TOÀN CẦU Các chính sách ngoại thương và kinh tế toàn cầu của Mỹ đã đổi hướng mạnh mẽ trong hơn hai thế kỷ từ khi Mỹ trở thành một quốc gia. Trong buổi đầu của lịch sử dân tộc chính phủ và doanh nghiệp tập trung hầu hết vào phát triển nền kinh tế trong nước mặc cho những diễn biến xảy ra ở nước ngoài. Nhưng từ cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của những năm 1930 và Chiến tranh thế giới thứ hai đất nước nhìn chung tìm cách giảm bớt hàng rào thương mại và phối hợp với hệ thống kinh tế thế giới. Sự cam kết về thương mại tự do này có nguồn gốc cả về kinh tế lẫn chính trị nước Mỹ ngày càng tiệm cận với cách nhìn nhận thương mại rộng mở không chỉ là phương tiện gia tăng lợi ích kinh tế của chính mình mà cũng còn là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Hoa Kỳ thống lĩnh nhiều thị trường xuất khẩu trong phần lớn giai đoạn sau chiến tranh - đó là kết quả của sức mạnh kinh tế vốn có của nó của thực tế là máy móc công nghiệp không hề bị đụng chạm gì đến bởi chiến tranh và của các tiến bộ về khoa học công nghệ và kỹ thuật chế tạo của Mỹ. Mặc dầu vậy đến thập kỷ 1970 khoảng cách cạnh tranh về xuất khẩu giữa Mỹ và các nước khác đã trở nên hẹp dần. Hơn thế nữa các cú sốc về giá dầu mỏ sự trì trệ kinh tế toàn cầu và sự gia tăng giá trị trao đổi ngoại tệ của đồng đôla đã cùng kết hợp với nhau trong suốt Khái quát về nền kinh tế Mỹ thập kỷ 1970 gây phương hại đến cán cân thương mại của Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng tăng cho đến tận những năm 1980 và 1990 do sở thích dùng hàng hóa nước ngoài của người Mỹ vẫn luôn trội hơn so với cầu về hàng hóa Mỹ tại các nước khác. Điều này phản ánh cả xu thế tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn của người Mỹ so với người dân châu Âu và Nhật Bản lẫn thực tế là trong giai đoạn này nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh hơn châu Âu và Nhật Bản là nước đang gặp khó khăn về kinh tế. Gia tăng thâm hụt thương mại làm giảm bớt sự ủng hộ chính trị trong