Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du (Qua cảnh Thúy Kiều đưa tiễn Thúc Sinh)

Ước lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học trung đại. Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. | Bút pháp ước lệ của Nguyễn Du Qua cảnh Thúy Kiều đưa tiễn Thúc Sinh Ước lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học trung đại. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. Có điều nhà thơ sử dụng một cách hết sức linh hoạt sáng tạo nên tránh được sáo mòn nhàm chán. Không những thế bút pháp ước lệ của Nguyễn Du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế sâu sắc tâm trạng nhân vật. Điều đó được thể hiện rất rõ qua cảnh Thuý Kiều đưa tiễn Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư. Thường thường khi chia tay người ta hay nắm lấy áo nhau tỏ tình quyến luyến bịn rịn. Níu áo dần trở thành một cách nói quen thuộc Chàng ơi buông áo em ra Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa Ca dao . Trong buổi tiễn đưa Kiều cũng níu áo chàng Thúc. Cho đến lúc chàng lên ngựa nàng mới chịu chia bào buông áo . Theo logic bình thường người này có buông áo người kia mới được lên ngược. Ở đây Nguyễn Du cố ý sắp xếp ngược lại Người lên ngựa kẻ chia bào . Theo tôi đây là một chi tiết cần được quan tâm. Bởi vì qua cái chi tiết ngỡ như phi logic này Nguyễn Du không chỉ thể hiện nỗi vấn vương lưu luyến mà còn thể hiện tâm trạng đầy lo lắng của Kiều. Nàng cố níu giữ Thúc Sinh cho đến giây phút cuối cùng. Kiều khuyên Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư là mong muốn cuộc sống yên ổn lâu dài. Nhưng trong nửa năm chung sống qua chàng Thúc nàng đã biết ít nhiều về Hoạn Thư. Riêng cái uy con gái Thượng thư Bộ lại của Hoạn Thư cũng đã đủ cho Thuý Kiều e ngại. Nàng lo sợ mất chàng mất cái chỗ dựa duy nhất giữa chốn nước non quê người nàng lại sẽ rơi vào cảnh bơ vơ chân trời góc bể. Vì vậy nàng cố níu giữ chàng ngay cả khi chàng đã lên ngựa. Bằng một chi tiết có tính ước lệ Nguyễn Du đã phần nào diễn tả được cái tâm trạng ngổn ngang trăm mối của nàng Kiều. Rừng phong thu lúc chớm thu lá dần ngả sang màu đỏ được nhắc đến khá nhiều trong thơ cổ điển Trung Hoa. Cái màu đỏ của lá phong thu có tính ước lệ này qua tay thiên tài Nguyễn Du đã biến thành màu quan san - gợi sự xa xôi cách trở. Phải thật hiểu tâm trạng bất

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    67    2    27-04-2024
389    70    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.