Đấu giá ngược, cơn ác mộng của các nhà cung cấp

Trong cơ chế đấu giá thông thường, nếu muốn mua một sản phẩm hay hàng hóa, người mua sẽ lần lượt đưa ra các mức giá mình sẵn sàng mua ở mức cao hơn người khác. | Như vậy, thông qua cơ chế này, người mua có thể tìm được mức giá thực hiện thấp nhất có thể. Trong một số trường hợp, đấu thầu đưa ra chỉ nhằm kiểm tra thị trường, tìm kiếm một cơ hội đàm phán trong tương lai. Tại Đức, việc thực hiện hình thức đấu thầu này trong lĩnh vực dịch vụ bị chỉ trích mạnh mẽ bởi tính khắc nghiệt của nó đối với các nhà cung cấp khi mức giá thực hiện quá thấp. Từ năm 2002, Cộng đồng châu Âu đã nghiên cứu đưa khung pháp lý cho hình thức đấu giá bởi bên cạnh tính khắc nghiệt, phương thức này đặc biệt thiếu tính công khai, theo hướng có lợi cho người mua. Theo một nghiên cứu của Rensselaer Polytechnic Institute, khả năng giúp người mua tiết kiệm của cơ chế này rất khó đo lường. Bên cạnh đó, nó có thể để lại hậu quả suy giảm lòng tin giữa các đối tác với nhau. Trong trường hợp của General Electric, khi áp dụng cơ chế đấu giá ngược các chi phí khác đã phát sinh do chất lượng sản phẩm, giao hàng chậm hay thậm chí không giao hàng. Nếu phân tích bằng lý thuyết trò chơi, có thể thấy cơ chế này là một trò chơi có tổng bằng 0 (zero-sum game), tức là người mua thắng dẫn tới người bán thua. Stec và Emiliani, tác giả của nghiên cứu trên đã đưa ra con số 70% nhà cung cấp cho biết muốn tăng giá thật cao nếu có thể để bù lại thua thiệt phải gánh chịu từ đấu giá ngược. Ngoài ra, họ cũng đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội bán lẻ với kênh phân phối riêng của mình.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.