Tham khảo tài liệu 'nguyễn công trứ - một nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử việt nam trung đại_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại Nguyễn Công Trứ 1778-1859 là một nhân vật lịch sử sống cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX - thời kỳ lịch sử động loạn và cũng phát triển văn hoá vào bậc nhất của lịch sử Việt Nam trung đại. Cuộc đời ông dù ở mặt nào lập công lập đức lập ngôn chữ dùng của Lê Thước ông đều có dấu ấn sâu đậm lưu lại trong sử sách. Tuy nhiên ấn tượng rõ nét nhất mà ông để lại cho hậu thế là cảm nhận về một nhà nho tài tử thành thật bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại. Ở đây sự thành thật của ông đã mang một ý vị khác với khái niệm thành ý và độc thiện của nhà nho truyền thống dù về cơ bản ông vẫn là một nhà nho. Nguyễn Công Trứ sinh ra khi những âm vang của thời loạn đã gần dứt. Cha ông là một viên chức nhỏ đã trả nghĩa nhà Lê bằng hành động cần vương chống giặc Tây Sơn nhưng bất thành và lui về ẩn dật từ chối lời mời hợp tác của Tây Sơn. Nguyễn Công Trứ trưởng thành khi nước nhà đã hoàn toàn thống nhất về tay nhà Nguyễn và cái ơn tri ngộ của nhà Lê với gia đình ông vốn quá mỏng nên đã không còn mấy ảnh hưởng. Ông thảnh thơi khi mang một hành trang quá khứ nhẹ nhõm để đón hiện tại và hăm hở xây dựng tiền đồ. Cũng giống như bao nhà nho khác muốn gặp thời vỗ cánh để ra danh thì ông Hi Văn không thể tránh khỏi cảnh vào lồng . Cảm giác ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng của ông rất gần với cảm giác Nhất lung thiên địa tàng nhân tiểu của Nguyễn Hữu Cầu và cảm giác thử nhân dĩ tác phàn lung vật của Nguyễn Du. Tuy nhiên cảm giác của Nguyễn Hữu Cầu là một người anh hùng thời loạn đúng nghĩa và cảm giac của Nguyễn Du là của một người quá dư thừa kinh nghiệm về tính không tưởng của học thuyết chính trị Nho giáo. Nguyễn Công Trứ lại khác là một nhà nho ông háo hức với sự nghiệp nhưng muốn có sự nghiệp thì phải chịu quân ân phải vượt Vũ môn phải cất công đăng hoả lều chõng khoa trường. Ở Nguyễn Công Trứ không còn sự chiêm nghiệm đầy bi quan của Tố Như bởi với ông quan trọng hơn cả là lẽ xuất xử hành tàng. Tuy nhiên .