Tham khảo tài liệu 'nguyễn công trứ - một nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử việt nam trung đại_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Nguyễn Công Trứ - một nhà nho tài tử bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung đại Cuộc đời thăng trầm của ông đã từng được ông tổng kết trong Bài ca ngất ngưởng nói lên hình ảnh của con người xông xáo giữa cuộc đời nhưng có những khoảnh khắc bản thân ông là sự hoà trộn của con đường Tam giáo. Tiêu biểu nhất là trường hợp bài hát nói Cầm đường ngày tháng thanh nhàn . Bài hát nói lấy tên là một câu thơ Truyện Kiều nói cái thú an nhàn của một bậc dân chi phụ mẫu dùng đức trị mà khiến cho dân được yên ổn còn mình thì vui vẻ với Sớm khuya tiếng hạc tiếng đàn tiêu dao . Đó là mẫu hình ông quan lí tưởng của Nho giáo nhưng trong bài hát nói này lại nhắc đến Thoắt sinh ra thời đà khóc choé Trần có vui sao chẳng cười khì Hai dòng thơ mang đậm dấu ấn bi quan của triết lí Phật giáo. Phật giáo coi khổ là khái niệm xuất phát để xây dựng lý thuyết của mình. Toàn bộ giáo lí đạo Phật là nhằm chỉ ra các nỗi khổ của con người nguyên nhân và cách giải thoát. Nguyễn Công Trứ thấy con người khổ từ khi lọt lòng và tiếng khóc của đứa trẻ là minh chứng cho điều đó. Nguyễn Gia Thiều cũng có một ý thơ tương tự Thảo nào khi mới chôn rau Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra. Cung oán ngâm Tuy nhiên cảm quan Phật giáo chỉ dừng ở đó. Hai câu thơ tiếp theo trong bài hát nói này Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc Tri nhàn tiện nhàn đãi nhàn hà thời nhàn thì lại là những tôn chỉ rõ ràng của tư tưởng Lão Trang khuyên con người tri túc tri chỉ vui với cảnh cái thân ngoại vật là tiên trong đời . Ảnh hưởng tổng hợp mang tính bác tạp của các học thuyết trong bài hát nói này đã được Uy Viễn tướng công vận dụng nhuần nhuyễn như chính lới ăn tiếng nói hàng ngày - một đặc trưng đễ nhận của thơ ông. Trong mối quan hệ của trí thức nho sĩ phương Đông với Tam giáo có những ràng buộc và biểu hiện mang tính cốt lõi nhưng cũng có những quy định khá lỏng lẻo và không phải là bất biến. Trước kia Hàn Dũ Tô Đông Pha đã từng công kích Phật giáo rất mạnh nhưng khi về già lại kết bạn với nhà sư và lui tới các chốn chùa chiền.