Nho giáo đại cương - Lời giảng của Khổng Tử

Khổng Tử đem hết sở học, lý tưởng và năng lực để cổ vũ cho thuyết “Chính danh” của mình, dùng nó làm cơ sở thiết lập trật tự tốt lành cho xã hội, đồng thời quan tâm tới “Nhân” trong những gì liên hệ tới việc làm người đích thực. Kết quả của những suy tưởng của ngài về “Nhân” là sự hình thành một chuỗi các nghi thức giao tế: “Lễ”. Ðưa Nhân cùng Lễ vào thực tiễn cuộc sống sẽ tự nhiên tạo nên trạng thái đạo đức, an tĩnh và hòa hợp. . | Lời giảng của Khổng Tử Chính danh và Nhân Khổng Tử đem hết sở học lý tưởng và năng lực để cổ vũ cho thuyết Chính danh của mình dùng nó làm cơ sở thiết lập trật tự tốt lành cho xã hội đồng thời quan tâm tới Nhân trong những gì liên hệ tới việc làm người đích thực. Kết quả của những suy tưởng của ngài về Nhân là sự hình thành một chuỗi các nghi thức giao tế Lễ . Đưa Nhân cùng Lễ vào thực tiễn cuộc sống sẽ tự nhiên tạo nên trạng thái đạo đức an tĩnh và hòa hợp. Ở đây ta thấy đặc điểm chủ chốt trong nỗ lực của Khổng Tử là tìm cách đề ra các qui tắc chi phối hành động chân chính của con người những qui tắc không đặt cơ sở trên việc đánh giá các tình huống theo quan điểm thiết thực duy lợi chủ nghĩa. Nếu bạn muốn làm người quân tử một danh xưng thưở ấy được dùng cho nam giới bạn nhất quyết thể hiện điều được bạn xem là chính đáng bất chấp mọi hệ quả gây ra cho bản thân bạn. Như thế ta có thể tóm kết nội dung giảng dạy của Khổng Tử vào câu sau đây Phu tử lấy bốn điều để dạy người văn chương đức hạnh lòng trung thực và lòng thành tín . Luận ngữ VII 25 . Kiểu mẫu thời sơ Chu Như đã lược qua trong phần tiểu sử Khổng Tử ra đời trong một gia đình quí tộc tuy gặp hồi sa sút. Ngài từng làm viên chức nhỏ như Thừa điền Ủy lại sau đó làm quan chức Đại tư khấu kế đó làm Nhiếp tướng sự của nước Lỗ. Bốn năm ngài nắm tư pháp nước Lỗ không còn trộm cướp gian dâm . Chỉ chưa đầy ba tháng ngài giữ chức tướng quốc nhờ đức độ cùng chính sách của ngài khắp nước thịnh trị an lạc. Ta có thể nói điều ấy hẳn được hậu thế thêm bớt đôi chút như hầu hết những chuyện kể về danh nhân. Thế rồi các sách lược của ngài không còn được Lỗ hầu ưu ái vì vị quốc chủ ấy tính vốn mê thanh sắc ham của cải. Từ năm 497 Khổng Tử rời quê nhà suốt 13 năm chu du quanh các quốc gia lân cận khi ở Trần khi ở Lỗ cố tìm một quốc chủ chấp nhận dùng ngài và các môn đệ để thực thi tư tưởng chính trị của ngài. Không đạt kết quả khả quan thầy trò lại kéo nhau quay về cố hương. Ở đó ngài sử dụng phần đời còn lại để lo việc .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.