Nho giáo đại cương - Phê phán Khổng Tử

Mặc Tử (k. 468-376 .) Người đầu tiên phê phán tư tưởng Khổng Tử một cách triệt để, với một hệ thống triết học đầy đủ và những hoạt động tích cực là Mặc Tử, một nhà tư tưởng kỳ quái, khắc khổ và quyết liệt nhất Trung Hoa. Ông tên là Mặc Ðịch, chào đời sau khi Khổng Tử qua đời 11 năm, người nước Tống, có thuyết cho là người nước Lỗ. Từng làm thợ đóng xe, sau được thăng lên giới “sĩ”, Mặc Tử có lúc làm quan Ðại phu. Thuở còn trẻ ông từng theo học. | Phê phán Khổng Tử Mặc Tử k. 468-376 . Người đầu tiên phê phán tư tưởng Khổng Tử một cách triệt để với một hệ thống triết học đầy đủ và những hoạt động tích cực là Mặc Tử một nhà tư tưởng kỳ quái khắc khổ và quyết liệt nhất Trung Hoa. Ông tên là Mặc Địch chào đời sau khi Khổng Tử qua đời 11 năm người nước Tống có thuyết cho là người nước Lỗ. Từng làm thợ đóng xe sau được thăng lên giới sĩ Mặc Tử có lúc làm quan Đại phu. Thuở còn trẻ ông từng theo học Nho gia sau đó bỏ Nho rồi đề xướng Mặc học đối đầu gay gắt với Nho học. Các đệ tử của Mặc Tử phần lớn xuất thân từ hạ tầng xã hội toàn những người khắc khổ và gan dạ cùng theo ông sinh hoạt thành đoàn thể hơn một trăm người. Họ chủ trương sống tự túc bằng lao động và cho rằng không lao động mà hưởng thụ là bất nhân phi nghĩa . Về sau các đệ tử ghi lại lời của thầy làm thành bộ Mặc Tử gồm 71 thiên. Mặc Tử phê phán kịch liệt những nội hàm đạo đức và xã hội trong tư tưởng của Khổng Tử dựa trên cơ sở rằng Khổng Tử khích lệ mối quan tâm cá biệt cho gia đình thân tộc của mỗi người gây nhiều thương tổn cho cảm giác phổ quát của loài người về thiện chí. Mặc Tử tuyên bố rằng lòng trung thành ưu tiên cho gia tộc -thân thân thân yêu người thân - là cội rễ của cái ác. Ông tìm cách thay thế nó bằng quan điểm xã hội hòa hợp dựa trên kiêm ái yêu hết thảy mọi người một học thuyết làm nảy sinh cảm giác thiết thực về phúc lợi của toàn thể xã hội. Trong khi Khổng Tử kỳ vọng người dân sống thuận theo tôn ti trật tự của xã hội Mặc Tử muốn họ tránh hết những thứ đó vì chúng gây bất lợi cho người khác. Mặc Tử đề ra một hình thức nhân ái khác với Khổng Tử. Khổng Tử dạy rằng Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân Điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì mình đừng làm cho ai còn Mặc Tử dạy rằng Ái nhân nhược ái kỳ thân yêu người như yêu thân mình và Vi bỉ do vi kỷ dã Vì người khác cũng như vì mình . Ông cổ vũ con người nên hành động để tạo phúc lợi cho xã hội như một toàn bộ và rằng điều đó có hàm ý mọi người nên giúp đỡ nhau trong tinh thần vô .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.