Nho giáo đại cương - Tân Nho giáo

Hán nho và Ðường nho Ðể kỷ cương hóa xã hội sau mấy trăm năm tao loạn và củng cố chế độ quân chủ tân lập, nhà Hán (202 .) tôn phong Nho giáo làm một định chế quốc gia. Dưới triều Hán Võ đế (140-87 .), thể theo kiến nghị của danh nho Ðổng Trọng Thư ( .), nhà vua chấp nhận Nho giáo là quốc giáo, và xoay quanh trục đó là Hán nho. Ðổng Trọng Thư tiến hành chế độ thi cử với nội dung chủ yếu là kinh điển Nho giáo, để tuyển người giỏi. | Tân Nho giáo 1. Hán nho và Đường nho Để kỷ cương hóa xã hội sau mấy trăm năm tao loạn và củng cố chế độ quân chủ tân lập nhà Hán 202 . tôn phong Nho giáo làm một định chế quốc gia. Dưới triều Hán Võ đế 140-87 . thể theo kiến nghị của danh nho Đổng Trọng Thư k. 179-104 . nhà vua chấp nhận Nho giáo là quốc giáo và xoay quanh trục đó là Hán nho. Đổng Trọng Thư tiến hành chế độ thi cử với nội dung chủ yếu là kinh điển Nho giáo để tuyển người giỏi chữ nghĩa ra làm quan. Ông còn chọn trong Ngũ luân lấy ra ba giềng mối quân thần phu phụ phụ tử và đặt tên là Tam cương. Cương nghĩa đen là dây chính của chiếc lưới từ đó mọi sự dính vào. Ông còn thêm Tín vào Nhân Nghĩa Lễ Trí để thành Ngũ thường năm phẩm tính chuẩn mực bất biến của Nho gia. Như thế có sự phân định rành mạch Ngũ thường là năm đức của cá nhân Tam cương là luân lý của xã hội. Sang tới đời nhà Đường 618-906 đạo học Lão Trang phục sinh và Phật giáo du nhập phát triển mạnh đòi hỏi Nho gia phải giải thích lại kinh điển để đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Dù Ngũ kinh Tứ thư vẫn chiếm địa vị trọng yếu trong khoa cử và có những thành tựu tuyệt vời về văn chương các tác phẩm của Nho gia hai thời Hán Đường vẫn chỉ là chú giải ngoại trừ một số ý tưởng cập nhật của Đổng Trọng Thư và Vương Sung 27-79 . Tuy hai danh nho ấy củng cố vị thế của Nho giáo bằng cách thông giải cổ truyền theo yêu cầu xã hội và chính trị họ đã biết kết hợp suy tưởng triết học với những am hiểu có được từ kinh điển chính thống. Phải chờ tới hai đời Tống Minh tư tưởng Nho giáo mới có chuyển biến mới. Nho gia nỗ lực tái thông giải truyền thống để chống lại Phật giáo và Đạo giáo. Nhưng muốn phản bác có hiệu quả phải am hiểu sâu sắc học thuyết của đối phương và trong bối cảnh chung đụng đó Nho giáo không thể không bị ảnh hưởng nhất định của hai nền triết học kia. Từ đó mở tới một thời điểm tập đại thành khác trong đó Nho học được Tống nho phục hưng và nâng cấp Minh nho bổ sung làm thành cái được các học giả triết sử gọi là .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
463    21    1    28-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.