Gần đây, trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, ở câu 5 điểm, đề bài thường ra kiểu bài so sánh văn học(đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007-2008, 2008-2009). Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ | Gợi ý làm dạng bài so sánh văn học Gần đây trong các đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng ở câu 5 điểm đề bài thường ra kiểu bài so sánh văn học đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2007-2008 2008-2009 . Đây là một kiểu bài mới chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. Góp phần tháo gỡ những khó khăn trên bài viết này xin đưa ra một số gợi ý để cùng các em ôn tập phục vụ cho mùa thi 2009-2010. 1. Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất so sánh văn học là một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn 1 . Thứ hai nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như phân tích bác bỏ bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ ba nó được xem như một phương pháp một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận 2 tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích tác phẩm thơ nghị luận về một đoạn trích tác phẩm văn xuôi. ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. Tuy nhiên so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài mục đích yêu cầu đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết. 2. Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện đề tài nhân vật tình huống cốt truyện cái tôi trữ tình chi tiết nghệ thuật nghệ thuật trần thuật. Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại giữa các tác phẩm của những trào lưu trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm hai tác giả từ đó thấy được những mặt kế thừa những điểm cách tân của từng tác