CƠ CHẾ RỐI LOẠN NHỊP TIM - Phần 1

Nút xoang: ( Keith-Flack) được tìm ra năm 1907, có hình dấu phẩy, dài từ 10 35 mm và rộng từ 2 -5 mm, nằm ở vùng trên nhĩ phải giữa chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên và tiểu nhĩ phải, ở dưới lớp thượng tâm mạc. Các tế bào chính của nút xoang được gọi là tế bào P có tính tự động cao nhất nên là chủ nhịp chính của tim. | CƠ CHẾ RỐI LOẠN NHỊP TIM Phần 1 A. CƠ CHẾ RỐI LOẠN NHỊP TIM I. HỆ THỐNG HÌNH THÀNH VÀ DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG TIM. - Nút xoang Keith-Flack được tìm ra năm 1907 có hình dấu phẩy dài từ 10 -35 mm và rộng từ 2 -5 mm nằm ở vùng trên nhĩ phải giữa chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên và tiểu nhĩ phải ở dưới lớp thượng tâm mạc. Các tế bào chính của nút xoang được gọi là tế bào P có tính tự động cao nhất nên là chủ nhịp chính của tim. - Đường liên nút gồm các tế bào biệt hóa chủ yếu là có khả năng dẫn truyễn xung động nhưng cũng có một số tế bào có khả năng tự động phát xung. Các đường này nối từ nút xoang đến nút nhĩ thất Tawara gồm có đường trước có một nhánh đi santg nhĩ trái Bachman đường giữa bó Wenckebach và đường sau bó Thorel - Nút nhĩ thất Hình bầu dục mặt phải lõm mặt trái lồi dài 5 - 7 mm rộng 2-5 mm dầy 1 5 - 2 mm nằm ở mặt phải phần dưới vách liên nhĩ giữa lá vách van ba lá và xoang vành. Nút nhĩ thất gồm nhiều tế bào biệt hóa đan với nhau chằng chịt làm cho xung động qua đây bị chậm lại và dễ bị blốc. Nút nhĩ thất chủ yếu làm nhiệm vụ dẫn truyền và chỉ có ít tế bào tự động. - Bó His Rộng 1-3 mm nối tiếp với nút nhĩ thất có đường đi trong vách liên thất nay dưới mặt phải của vách dài khoảng 20 mm bó His chia 2 nhánh phải và trái. Cấu tạo bó His gồm các sợi dẫn truyền nhanh đi song song và có tế bào có tính tự động cao. Vì bó His và nút nhĩ thất nối tiếp với nhau không có ranh giới rõ rệt rất khó phân biệt về mặt tổ chức học nên được gọi chung là bộ nối nhĩ thất. Hình 1 Hệ thống dẫn truyền trong tim - Các nhánh và mạng lưới Purkinje. Bó His chia ra 2 nhánh nhánh phải và nhánh trái nhánh phải nhỏ và mảnh hơn nhánh trái lớn chia ra 2 nhánh nhỏ là nhánh trước trên trái và sau dưới trái. Nhánh phải và trái chia nhỏ và đan vào nhau như một lưới bọc hai tâm thất. Mạng này đi ngay duới màng trong tâm thất và đi sâu vài milimet vào bề dầy của lớp cơ. Hai nhánh bó His và mạng Purkinje rất giầu các tế bào có tính tự động cao có thể tạo nên các chủ nhịp tâm thất. - Các sợi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.