PGS. TS Bùi Đình Phong Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Bài viết đề cập đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”; sự thực thi vấn đề “đức trị” và “pháp trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm, | Tư tưởng Hồ Chí Minh sự thống nhất giữa đức trị với pháp trị PGS. TS Bùi Đình Phong Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Bài viết đề cập đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa đức trị với pháp trị sự thực thi vấn đề đức trị và pháp trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở cách mạng khoa học và nhân nghĩa nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân. Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 Hồ Chí Minh nuôi dưỡng khát vọng thành lập một nhà nước kiểu mới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước phải có thần linh pháp quyền Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân lợi ích phải vì dân. Đó phải là một nhà nước dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ. Đồng thời nhà nước đó phải được vận hành và quản lý bằng pháp luật kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục đạo đức. Quan niệm về sự thống nhất giữa đức trị với pháp trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài trong quá trình trị vì đất nước Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề đức trị với pháp trị trên cơ sở cách mạng khoa học và nhân nghĩa nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân. Pháp luật và đạo đức là hai lĩnh vực khác nhau thuộc hình thái ý thức xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức ngược lại đạo đức là những nguyên tắc chuẩn mực định hướng giá trị được xã hội thừa nhận có tác dụng chi phối điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác nhưng nhiều khi rất cần sự hỗ trợ của pháp luật. Bởi vì nếu không kết hợp với tính nghiêm minh khoa học của pháp luật thì giáo dục đạo đức trở thành vô nghĩa. Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh cho thấy rõ điều này. Chẳng hạn khi trả lời vụ Chu Bá Phượng Người