Một cấu trúc thương hiệu mạnh cần có một sự đột phá. Công ty sẽ tạo nên sự đột phá nhờ tập trung nguồn lực của mình vào các phân khúc được ưu tiên. Vậy làm cách nào để lựa chọn mũi nhọn cho mình? Tất cả đều dựa vào chiến lược vạch ra của công ty. Quyền ưu tiên sẽ được lựa chọn dựa trên tầm nhìn định hướng của công ty cho tương lai của mình. | tầm nhìn Qui luật của lãnh đạo (leadership): với một thương hiệu cá nhân, bạn phải có được quyền lực và sự tín nhiệm của nhóm công chúng của riêng mình, có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm người ấy. Khả năng lãnh đạo xuất phát từ những tài năng tuyệt vời của bạn, vị trí hiện tại của bạn và sự công nhận của nhóm công chúng đồi với bạn. Qui luật của cá tính riêng (personality): một thương hiệu lớn phải được xây dựng trên nền tảng những cá tính và những thói xấu của cá nhân, nó phải bao gồm cả 2 thứ nêu trên. Nó là cách để tháo bỏ những áp lực mà Qui luật của lãnh đạo đã nêu: bạn thì luôn luôn tốt, nhưng bạn không phải là người hoàn hảo. Qui luật của sự khác biệt hóa (distinctiveness): một thương hiệu cá nhân hiệu quả luôn cần phải được khẳng định là khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh của mình. Nhiều nhà tiếp thị đã xây dựng những thương hiệu ở khoảng giữa (middle-of-the-road) vì không muốn làm mất lòng ai, cũng như muốn thu hút được đông đảo công chúng yêu thích. Thế nhưng cách làm đó làm cho thương hiệu thất bại bởi trong một thị trường với nhiều thương hiệu, thì thương hiệu như vậy sẽ không được nhận ra. Qui luật của sự dễ nhận dạng (visibility): để thành công, một thương hiệu cá nhân phải được gợi nhắc lặp đi lặp lại liên tục, cho đến khi nó tự động ghi dấu một cách có ý thức vào trong đầu của nhóm công chúng mục tiêu (target audience). Sự dễ nhận dạng tạo ra khả năng thừa nhận về chất lượng. Người ta cho rằng bởi vì họ phải liên tục thấy một người, và hiển nhiên người ấy sẽ trở nên nổi bật hơn và đáng tin tưởng hơn so với những người khác. Qui luật của sự thống nhất (unity): một cá nhân ẩn sau một thương hiệu phải thống nhất và thực hiện theo đạo đức (moral) và hành vi (behavior) đã được xây dựng từ trước cho thương hiệu cá nhân đó. Lúc đó, tính cách cá nhân phải phản ánh được bản chất thương hiệu trong công chúng. Qui luật của sự bền bỉ (persistence): bất cứ một thương hiệu cá nhân nào cũng cần thời gian để phát triển. Hãy kiên nhẫn chăm sóc cho thương hiệu cá nhân của bạn. Qui luật của thiện chí (goodwill): một thương hiệu cá nhân sẽ được kéo dài hơn nếu cá nhân ẩn đằng sau thương hiệu ấy biết cách củng cố tốt thương hiệu. Cá nhân phải biết tạo ra một ý tưởng đầy thiện chí đối với công chúng mục tiêu của mình, để từ đó có được sự ủng hộ tích cực hơn từ họ.