Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng khái niệm về Cộng đồng Cộng đồng trong khái niệm QLRCĐ, được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống VHXH (Nguồn FAO, 2000). “Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống trong một xã hội có những đặc điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau” (N. H. Quân, 2000) Các loại hình cộng đồng: - Cộng đồng các dân tộc:. | ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LÂM NGHIỆP NẼĐ BÀI GIẢNG LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH HUẾ THÁNG 8 NĂM 2006 CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG . Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng . Các khái niệm về Cộng đồng Cộng đồng trong khái niệm QLRCĐ được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất sinh hoạt và đời sống VHXH Nguồn FAO 2000 . Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống trong một xã hội có những đặc điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau N. H. Quân 2000 Các loại hình cộng đồng - Cộng đồng các dân tộc nước ta có 54 dân tộc mỗi cộng đồng dân tộc đều có những đặc điểm riêng về mặt văn hoá tổ chức xã hội tiếng nói tập quán truyền thống và hệ thống sản xuất - Cộng đồng làng bản Hiện nay cả nước có khoảng làng bản tập hợp lại trong khoảng gần xã - Các cộng đồng khác Hội đoàn Tôn giao Người Việt . Các khái niệm về lâm nghiệp Cộng đồng Lâm nghiệp cộng đồng LNCĐ không chỉ giới hạn trong việc trồng cây rừng trang trại khu Nhà ở hay ven đường mà còn cả tập quán du canh việc sử dụng quản lý rừng tự nhiên và việc cung cấp các sản phẩm cây trồng từ nhiều nguồn khác nhau. Lâm nghiệp cộng đồng cũng đề cập đến sự xác định nhu cầu của địa phương tăng cường quản lý sử dụng cây cối để cải thiện mức sống của người dân theo một phương thức bền vững đặc biệt là cho người nghèo FAO 2000 . Theo Arnold 1992 đưa ra Lâm nghiệp cộng đồng là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên. Một số người quan niệm Lâm nghiệp cộng đồng được gọi là LNXH vì họ quan niệm LNXH như sau Wietsum 1994 nêu khái niệm Lâm nghiệm xã hội có thể được xem xét như là một chiến lược phát triển hoặc can thiệp của các Nhà lâm nghiệp và các tổ chức phát triển khác với mục đích khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào các hoạt động quản lý rừng ở mức độ