Cách mạng tháng tám năm 1945 đã giành được độc lập cho đất nước, thành lập chính thể dân chủ cộng hòa, Nhà nước do dân và vì dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong thời gian gần 60 năm qua, đất nước trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoạn có những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội riêng. | LỊCH sử PHÁT TRIỂN HỆ THONG THUẾ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 2004 Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giành lại độc lập cho đất nước thành lập chính thể dân chủ cộng hoà Nhà nước do dân và vì dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong thời gian gần 60 năm qua đất nuớc trải qua nhiều giai đoạn lịch sử mỗi giai đoạn có những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội riêng. Do đó việc xây dựng và sử dụng hệ thống thuế cũng luôn thay đổi phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Khái quát sự phát triển hệ thống thuế Việt Nam được thể hiện trong các giai đoạn lịch sử sau đây 1. HỆ THỐNG THUẾ GIAI ĐOẠN TỪ1945 ĐÊN 1954 . Bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 1945 đến 1954 Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì thực dân Pháp lại trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Cuối năm 1946 khi Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ Chính phủ đã ra lời kêu gọi Toàn dân kháng chiến toàn diện kháng chiến vừa kháng chiến và kiến quốc . Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến tháng 5 năm 1954 chúng ta đã giành thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu buộc địch phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Theo đó đất nước ta tạm thời chia thành hai miền miền Bắc được hoàn toàn giải phóng từ sông Bến Hải trở ra miền Nam tạm thời do Pháp chiếm đóng sau hai năm Pháp sẽ rút hết quân và đất nước sẽ thống nhất theo điều ước của Hiệp định. Trong lúc tình hình quân sự như nước sôi lửa bỏng thì tình hình kinh tế lại vô cùng khó khăn. Hậu quả của 80 năm đô hộ của Pháp đã vơ vét bóc lột nhân dân ta tới kiệt quệ bằng chính sách thuế khoá nặng nề hà khắc. Thủ đoạn vơ vét trắng trợn của phát xít Nhật càng làm cho nhân dân ta nghèo đói tận cùng. Khi nhân dân ta giành được chính quyền lại gặp phải thiên tai lớn hạn hán ngập lụt vỡ đê làm cho 6 tỉnh miền Bắc mất mùa là nguyên nhân gây ra nạn đói năm 1945 làm cho trên một triệu người bị thiệt mạng. Tình hình tài chính - tiền tệ hết sức nan giải Chính phủ ta tiếp quản một ngân sách trống rỗng chỉ có trên một triệu đổng trong khi khoản nợ của Chính phủ cũ để lại rất lớn. Cùng một lúc .