Bạn đã biết bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến da như khô da, ngứa và các bệnh ngoài da khác. Chăm sóc da, bạn có thể tránh bị bệnh ngoài da. Nên: Tắm mỗi ngày với xà phòng mềm và nước ấm. Thoa một ít lotion sau khi lau ráo nước. Tránh bị trầy trụa, đâm lủng, bị cắt hay các thương tích khác. . | MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ VỆ SINH PHÒNG BỆNH CẦN THIẾT CHO BỆNH NHÂN TIÊU ĐƯỜNG I. Chăm sóc da. Bạn đã biết bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến da như khô da ngứa và các bệnh ngoài da khác. Chăm sóc da bạn có thể tránh bị bệnh ngoài da. Nên Tắm mỗi ngày với xà phòng mềm và nước ấm. Thoa một ít lotion sau khi lau ráo nước. Tránh bị trầy trụa đâm lủng bị cắt hay các thương tích khác. Nên mang bao tay khi làm những việc có thể gây thương tích cho tay bạn. Dùng kem chống nắng khi ở lâu ngoài nắng. Tránh ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mỗi khi bị thương ở da nên chăm sóc ngay. Rửa vết thương với xà phòng và nước băng lại với gạc khô vô trùng. Đi khám bác sĩ nếu vết thương có vẻ không lành trong vài ngày hoặc có các dấu hiệu như sưng nóng đau làm mủ. II. Chăm sóc bàn chân. Chăm sóc bàn chân đắc biệt cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường. Sau nhiều năm bị tiểu đường bàn chân bạn có ít nhiều thương tổn ở thần kinh ngoại biên máu lưu thông nuôi dưỡng cũng xấu đi nên dễ bị nhiễm trùng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bạn có thể tránh các điều trên bằng cách thực hiện các hướng dẫn sau đây 1. Xem xét 2 bàn chân mỗi ngày Nhìn khắp bàn chân tìm các vết trầy vết cắt vết nứt chỗ phồng nhất là ở kẽ ngón chân và chung quanh gót. Xem chừng các chỗ chai chỗ sưng chỗ đổi màu chỗ móng chân mọc đâm vào ngón chân. Nếu phát hiện những thương tích như trên nên đi khám bác sĩ. 2. Rửa chân mỗi ngày với xà phòng mềm và nước ấm 90 - 95 F . Không nên ngâm chân vì có thể làm khô da. Lau chân thật khô nhất là các kẽ chân. Có thể bôi một lớp mỏng lotion trên lưng bàn chân và lòng bàn chân. Không nên bôi lotion trong kẽ chân. Rắc bột talc nếu chân bạn có mồ hôi. 3. Chăm sóc móng chân. Cắt móng chân sau khi tắm móng chân còn mềm dễ cắt . Không nên cắt sâu trong góc móng chân. Sau khi cắt nên dùng cái giũa để giũa các chỗ bén và góc móng. 4. Bảo vệ bàn chân. Không nên dùng vật nhọn hóa chất hay ngâm chân để lấy cục chai ra. Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa bàn chân để nhờ họ lấy cục chai ra cho bạn. Mang .