Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, cách thị xã Đồng Xoài 100km và thành phố Hồ Chí Minh 170km. Là nơi bảo tồn còn những khu rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học hầu như còn nguyên vẹn, ít bị tác động của con người, hệ sinh thái rừng còn rất nguyên sơ. Con người bản địa là người dân tộc S’Tiêng và người MNông rất thân thiện hiền hòa với môi trường. . | NHỮNG GHI NHẬN LOÀI HOA LAN MỚI CHO VIỆT NAM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP - TỈNH BÌNH PHƯỚC. Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước cách thị xã Đồng Xoài 100km và thành phố Hồ Chí Minh 170km. Là nơi bảo tồn còn những khu rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học hầu như còn nguyên vẹn ít bị tác động của con người hệ sinh thái rừng còn rất nguyên sơ. Con người bản địa là người dân tộc S Tiêng và người MNông rất thân thiện hiền hòa với môi trường. Photo Khuông Thang Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm trên điểm chuyển tiếp từ cao nguyên xuống vùng đồng bằng Nam Bộ địa hình chia cắt từ độ cao trên 1000m xuống độ cao 400m nên có hệ thống sông suối dày đặc và phân cắt sâu sắc tạo nhiều cảnh quan hùng vĩ. Được sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh Bình Phước các tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học trong nước và người nước trong những năm qua VQG Bù Gia Mập đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong đó công trình Thu thập và nuôi trồng các loài hoa lan của khu vực đã đem lại nhiều kết quả. Cho đến nay công trình Thu thập và nuôi trồng các loài hoa lan của khu vực tại VQG Bù Gia Mập đã điều tra và ghi nhận được 79 loài thuộc 45 chi khác nhau hiện đã nhân giống và nuôi trồng thành công tại Vườn qui tập hoa lan được 45 loài 36 chi. Trong đó có nhiều loài mang giá trị kinh tế giá trị khoa học. Giáng hương quế nâu Aerides houlletiana Hoàng yến Ascocentrum miniatum Lindl . Schlechter Kim điệp Dendrobium capillipes Hoàng thảo báo hỉ Dendrobium cecundum Bl. Lindl. Thủy tiên trắng Dendrobium fameri Paxt. Lụa vàng Dendrobium heterocarpum Wall. ex Lindl . Đặc biệt năm 2008 và đầu năm 2011 đã ghi nhận thêm được hai loài mới cho Việt Nam đó là Brachypeza laotica Seidenf và loài Drymoda asamesis Lindl Góp phần nâng cao tính đa dạng sinh học của Việt Nam. Brachypeza laotica Seidenf. - Cây đơn thân ngắn. Lá to dày và mềm 4-5cm X 15-20 cm thường thòng xuống. Hoa lộn ngược mọc .