Triều đình Lê Trung hưng có đặc thù riêng khác các vương triều trước là sự hình hành tổ chức chế độ nhà Chúa, tính từ Trịnh Tùng với chức Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ tước Bình An vương. Trịnh Tùng thâu tóm quyền hành bên cạnh vua Lê, bắt đầu cho một thời kỳ mới mà hậu thế gọi là thời vua Lê - chúa Trịnh. | Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG II ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ TRUNG HƯNG 1533-1788 I. Bối cảnh lịch sử Triều đình Lê Trung hưng có đặc thù riêng khác các vương triều trước là sự hình hành tổ chức chế độ nhà Chúa tính từ Trịnh Tùng với chức Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ tước Bình An vương. Trịnh Tùng thâu tóm quyền hành bên cạnh vua Lê bắt đầu cho một thời kỳ mới mà hậu thế gọi là thời vua Lê - chúa Trịnh. Từ đây trở đi con cái chúa Trịnh cũng được quyền thế tập cũng được lập làm Thế tử. Trịnh Tùng cho lập phủ liêu riêng gồm đủ cả lục Phiên tương đương với hệ thống lục Bộ . Phủ chúa toàn quyền đặt quan thu thuế bắt lính kiểm duyệt phong thưởng . vua Lê chỉ có mặt trong các dịp lễ tiết và tiếp sứ giả mà thôi. Chính vì thế mà những chứng tích ấn chương còn đến ngày nay trên tư liệu hiện vật và thư tịch văn bản chủ yếu là những chứng tích của nhà chúa ít mang dấu ấn của các vua Lê trừ một vài loại hình như sắc phong và văn bản hành chính địa phương. Việc tấn phong và phong tước vị chức vụ cao cấp cho các chúa Trịnh cùng các tuớng lĩnh đại thần họ Trịnh đã được chính sử ghi lại và được coi là những sự kiện trọng đại. Phần nhiều việc tấn phong hoặc phong trên đều có ban kèm sách vàng ấn vàng hay sách bạc ấn bạc. Bắt đầu phải kể đến công lao to lớn của Trịnh Tùng trong sự nghiệp Trung hưng lập nên nhà Hậu Lê đã được lịch sử ghi nhận. Tháng 4 năm Kỷ Hợi 1599 vua Lê tấn phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An vương ban cho ông sách vàng ấn báu cùng ruộng đất phong ấp. Tỷ ấn Bình An vương tỷ đã được ra đời trong thời gian này dùng đóng trên các bản lệnh chỉ lệnh dụ mà Trịnh Tùng ban xuống. Hình thức khắc ấn tỷ này đã được triều đình Lê - Trịnh coi là mẫu cơ bản cho việc chế tác khắc và sử dụng tỷ ấn của các chúa Trịnh từ năm 1599 đến hết thời Hậu Lê tuy nội dung văn khắc của một số tỷ ấn có khác nhau. Chứng tích về Tỷ ấn Bình An vương tỷ ngày nay còn lưu lại trong cuốn sách Bình An vương lệnh chỉ nó được coi là văn bản cổ nhất trong