Tín Ký và Ký với dấu tên riêng Sự đa dạng của ấn chương còn thể hiện trong loại hình ấn triện nhỏ mà chúng tôi tạm đặt là Tín Ký 信記 và Ký 記. Ngay từ thời Gia Long, tất cả các quan tướng lớn nhỏ trong triều ngoài kinh ai cũng được phép tự chế tạo một quả ấn nhỏ cho riêng mình. Việc tạo ấn này mang tính tự do giống với ấn tư nhân trên mọi lĩnh vực ngoài xã hội. | Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG IV TÍN KÝ KÝ VÀ ẤN TƯ NHÂN THỜI NGUYỄN I. Tín Ký và Ký với dấu tên riêng Sự đa dạng của ấn chương còn thể hiện trong loại hình ấn triện nhỏ mà chúng tôi tạm đặt là Tín Ký rhB và Ký . Ngay từ thời Gia Long tất cả các quan tướng lớn nhỏ trong triều ngoài kinh ai cũng được phép tự chế tạo một quả ấn nhỏ cho riêng mình. Việc tạo ấn này mang tính tự do giống với ấn tư nhân trên mọi lĩnh vực ngoài xã hội. Chưa có quy định cụ thể về vấn đề này dẫn đến ảnh hưởng trong việc quản lý của chính quyền từ trung ương xuống địa phương. Đến năm Minh Mệnh thứ 7 1826 quy chế về Tín Ký bắt đầu được chú ý. Sử cũ chép Đình thần tâu Trước nay các quan viên trong triều ngoài quận được giao cho ấn triện Quan phòng đều đã có phép nhất định. Duy có việc dùng Ký Triện riêng tự ý chế tạo thể thức chế khác nhau chưa đủ để phân biệt tôn ty mà tín nhiệm được xin định cho cách thức thể chế 272 . Theo thống kê của chúng tôi chữ Triện khắc trên tất cả các ấn riêng của các quan viên này thường là TÍNH dAnH TÍN KÝ hoặc TÍNH DANH KÝ có rất ít chức danh không Tín Ký. Còn Ký Triện là từ dành cho cấp tổng xã đầu đời Minh Mệnh chưa có quy chế về loại hình ấn này nên ở Minh Mệnh chính yếu gọi Ký Triện riêng hoặc cách gọi của người dịch . Theo chúng tôi phải đặt loại ấn tên riêng này là loại TÍN KÝ hoặc KÝ mới đúng. Cũng vào năm 1826 quy chế về loạt hình Tín Ký và Ký chính thức ban hành Năm thứ 7 phúc chuẩn cho quan viên văn vũ từ Tứ phẩm trở lên được chế riêng một quả ấn triện vuông ngà hay gỗ tùy ý Triện khắc chữ Tên họ mỗ tín ký. Nhất Nhị phẩm dài 1 tấc 4 phân ngang 1 tấc 3 phân Tam Tứ phẩm dài 1 tấc 2 phân ngang 1 tấc 1 phân đều cho đóng dấu son. những việc riêng chuẩn cho dùng Triện riêng mới chế đóng vào bên dưới chữ ngày mỗ trong dòng niên hiệu còn từ Ngũ phẩm trở xuống vẫn cho dùng Ký Triện bằng mực như trước 273 . 1. Tín Ký Tín Ký là ấn dấu chứng nhận cho một số văn bản mang tính chất khu vực có giá trị lớn đối với địa phương mà chức quan đó quản hạt cũng như có hiệu lực