Vấn đề nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ xưa đến nay ít được các học giả chú ý tới. Tuy nhiên việc nhìn nhận đánh giá về vai trò, giá trị của ấn chương trong thể chế phong kiến đứng đầu là Hoàng đế của mỗi triều đại đã được Nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt chú trọng. Hầu hết các bộ chính sử của nước ta tản mạn đều ghi về việc chế tác và sử dụng Bảo Tỷ, ấn chương của vua và triều thần | An chương Việt Nam - Khái quát về ấn chương Việt Nam 1. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ xưa đến nay ít được các học giả chú ý tới. Tuy nhiên việc nhìn nhận đánh giá về vai trò giá trị của ấn chương trong thể chế phong kiến đứng đầu là Hoàng đế của mỗi triều đại đã được Nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt chú trọng. Hầu hết các bộ chính sử của nước ta tản mạn đều ghi về việc chế tác và sử dụng Bảo Tỷ ấn chương của vua và triều thần. Việc ghi chép này thường sơ lược và mang ý nghĩa lịch sử như một số sự kiện khác mà sử quan phải làm. Thời Nguyễn các thành viên ở nội các đã hoàn thành bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đồ sộ trong đó quyển 83 và 84 ghi khá rõ về Bảo Tỷ ấn triện các loại thời Nguyễn. Đây được coi là phần ghi chép đầy đủ nhất về ấn chương trong các bộ sách sử. Nội dung chủ yếu ở đây là những lời chỉ dụ chuẩn tấu chuẩn nghị của vua và những quy định về việc chế tác ban cấp sử dụng định lệ của mỗi một loại Bảo Tỷ ấn Chương Quan phòng Đồ ký Kiềm ký Ký Triện. Tuy nhiên đây cũng chỉ được coi là một số quy định và ghi chép sơ lược về ấn chương thời Nguyễn chứ chưa phải là một phần của công trình nghiên cứu ấn chương. Chúng tôi đã tìm được ở đây một tài liệu quý giá chuẩn xác trong việc nghiên cứu so sánh đối chiếu trích dẫn tư liệu ấn chương thời Nguyễn. Cuối thời Nguyễn một học giả Pháp là Pierre Daudin đã giới thiệu đề tài này trong Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises 15 . Mặc dù ở thời điểm thuận lợi nhưng tác giả không trình bày sâu về ấn chương mà ông chỉ giới thiệu sơ lược một vài loại hình ấn như Kim ngọc Bảo Tỷ Tín ký và thống kê các chức vụ phẩm hàm của quan lại trong triều đình nhà Nguyễn. Cách đánh giá của ông thể hiện sự nhìn nhận tổng thể của một học giả châu Âu đối với vương triều Nguyễn lúc đó. Tuy nhiên chúng tôi cũng đánh giá cao học giả này và coi đây là tài liệu tham khảo có giá trị so với tất cả các bài viết của các tác giả khác về ấn chương thời Nguyễn. Sau Pierre Daudin Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã