Trong khoảng thời gian hai năm sau khi Lyndon Johnson quyết định không ra tranh cử lần thứ hai, từ tuyên bố của ông ta vào ngày 31-3-1968 tới khi Nixon xâm lược Campuchia ngày 30-4-1970, cuộc chiến tranh Việt Nam dường như không còn được giới chính trị ở Mỹ bàn cãi nhiều như một vấn đề nóng hổi. | Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam Chương 15 Tới khách sạn Pierre Trong khoảng thời gian hai năm sau khi Lyndon Johnson quyết định không ra tranh cử lần thứ hai từ tuyên bố của ông ta vào ngày 31-3-1968 tới khi Nixon xâm lược Campuchia ngày 30-4-1970 cuộc chiến tranh Việt Nam dường như không còn được giới chính trị ở Mỹ bàn cãi nhiều như một vấn đề nóng hổi. Trong toàn bộ quá trình đó bao gồm cả những cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ chọn ứng cử viên ra tranh cử Tổng thống chiến dịch vận động tranh cử vào mùa thu và 16 tháng đầu tiên của chính quyền Nixon cuộc chiến tranh Việt Nam nổi lên hai lần như một cuộc tranh luận rất ngắn gọn trong đại hội Chicago và khoảng sáu tuần phản đối quyết liệt mùa thu năm 1969. Việc dư luận không mấy tranh cãi và bàn bạc trừ trong những thời kỳ vừa nêu trên phản ánh niềm tin kiên định trong đởi sống chính trị ở Mỹ tuyên bố của Johnson ngày 31-3 bao gồm cả quyết định của ông ta ngừng ném bom phần phía bắc của Bắc Việt Nam và mong muốn đàm phán với chính phủ Hà Nội tạo ra một bước ngoặt rất quan trọng mang tính quyết định dẫn đến việc chấm dứt nhanh chóng sự can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Đông Dương. Bản thân Hồ sơ Lầu Năm Góc - tối mật Lịch sử quá trình hoạch định chính sách của Mỹ tại Việt Nam 1945-1968 - phản ánh tình hình tương tự trong những trang cuối và ngay trong tiêu đề của tập tài liệu đó. Nghiên cứu này khi được McNamara bắt đầu tiến hành từ giữa năm 1967 là một nghiên cứu chính thức xét về nội dung và thời gian và công việc nghiên cứu tiếp tục đến đầu năm 1969 nhưng các tác giả và người giám sát nghiên cứu này quyết định ngừng nghiên cứu vào ngày 31-3-1968. Việc chọn ngày này để quyết định ngừng nghiên cứu đối với lịch sử hoạch định chính sách của Mỹ ở Việt Nam thực sự phản ánh sự thật rằng những ai phụ trách về nghiên cứu đó Morton H. Halperin và Leslie Geth dưới sự giám sát của Paul Warnke có cùng niềm tin như dân chúng rằng việc đưa ra tuyên bố ngày hôm đó chính là sự chuyển hướng có tính quyết định đối với việc Mỹ rút