Kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước cho đến nay, Streptococcus nhóm B (GBS) vẫn được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh. GBS cư trú trong đường tiêu hóa và niệu dục của phụ nữ, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, GBS có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng huyết , viêm nội mạc tử cung hậu sản ở một số thai phụ. Sự lây truyền dọc từ mẹ sang con có thể. | DỰ PHÒNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH DO STREPTOCOCCUS NHÓM B I. ĐẠI CƯƠNG Kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước cho đến nay Streptococcus nhóm B GBS vẫn được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh. GBS cư trú trong đường tiêu hóa và niệu dục của phụ nữ thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên GBS có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tiểu nhiễm trùng ối nhiễm trùng huyết viêm nội mạc tử cung hậu sản ở một số thai phụ. Sự lây truyền dọc từ mẹ sang con có thể xảy ra khi thai phụ có nhiễm GBS âm đạo vào thời điểm chuyển dạ hoặc ối vỡ. Sự lây nhiễm này là yếu tố nguy cơ quan trọng của nhiễm trùng sơ sinh. GBS thường gây nên nhiễm trùng sơ sinh trầm trọng với triệu chứng đa dạng không điển hình và tỉ lệ tử vong cao. Từ thập niên 80 trở về trước khi chưa có chiến lược điều trị kháng sinh dự phòng hiệu quả tần suất bệnh lý do GBS khởi phát sớm khoảng 1 5 trường hợp trên 1000 trẻ sinh sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh của bệnh lý nhiễm trùng này lên tới 50 . Ngoài ra GBS còn là tác nhân gây nên thai chết lưu vỡ ối sớm và tình trạng sanh non. Năm 1996 trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ CDC và tổ chức y tế thế giới WHO đã ban hành khuyến cáo về chiến lược điều trị dự phòng nhiễm GBS dựa vào các yếu tố nguy cơ ở các thai phụ. Số liệu từ những nghiên cứu quy mô lớn về tính hiệu quả của chiến lược dự phòng nhiễm GBS đã cho thấy sự giảm ngoạn mục của tần suất bệnh và tỷ lệ tử vong. Hiện nay với việc áp dụng phác đồ kháng sinh dự phòng dựa vào kết quả cấy tầm soát bệnh phẩm âm đạo - trực tràng khi thai kỳ 35 - 37 tuần tỷ lệ tử vong sơ sinh của nhiễm trùng sơ sinh do GBS ở Mỹ và các nước phương Tây là 4 - 6 7 . II. HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC Dự PHÒNG 1. Hiệu quả của khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng 1996 Nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh vốn là tác nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ CDC trường đại học sản phụ khoa Hoa Kỳ ACOG và hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ AAP đã ban hành khuyến cáo sử