Trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhà Lê đã lấy những quan đIểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến. | Bộ Luật Hồng Đức Đây là bộ luật quan trọng của nước ta thời phong kiến. Lê Triều Hình Luật Trong quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền nhà Lê đã lấy những quan đIểm của nho giáo làm hệ tư tưởng chỉ đạo việc biên soạn ban hành luật pháp nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt với truyền thống nhân nghĩa yêu nước thương nòi lấy dân làm gốc quan tâm đến đời sống của muôn dân. Đó là những yếu tố cơ bản chi phối việc soạn thảo văn bản luật pháp và biểu hiện ra rất đậm nét trong khắp các chương của bộ hình luật Lê triều hay còn gọi là Luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều nội dung cơ bản của bộ luật như sau - Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài Giữ nghiêm kỷ cương phép nước Chấn hưng nông nghiệp coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng. Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền Vua Lê Thánh Tông đã từng bước một tiến hành những cách tân sâu sắc về hành chính về quân sự và về pháp luật làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được khôi phục và ngày càng có hiệu lực đưa đất nước đi dần vào thế ổn định và kế đó là tạo đà phát triển đi lên một cách vững chắc. Về mặt hành chính nhà Vua đã kiên quyết và kiên trì cải tạo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đời Trần chỉ có 4 bộ Hình Lại Binh Hộ. Đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ Lại Lễ Dân tức Hộ Bộ . Lê Thánh Tông tổ chức thành 6 bộ 1. Lại Bộ Trông coi việc tuyển bổ thăng thưởng và thăng quan tước 2. Lễ Bộ Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ tiệc yến học hành thi cử đúc ấn tín cắt giữ người coi giữ Đình Chùa Miếu mạo 3. Hộ Bộ Trông coi công việc ruộng đất tài chính hộ khẩu tô thuế kho tàng thóc tiền và