Điếc và Trợ Thính Cụ

Ngoài khả năng thu nhận âm thanh, thính giác còn có vai trò quan trọng trong việc trao đổi liên lạc thông tin giữa người với người cũng như giúp tâm hồn thư giãn khi nghe những lời nói dịu hiền hoặc những nhạc điệu nhẹ nhàng, thoải mái. Thính giác hoạt động thường xuyên, khi ngủ cũng như thức. Một tiếng động nhẹ ban đêm cũng làm ta thức giấc. Một âm thanh xa vời cũng lọt vào tai dù ta có tập trung vào công việc đang làm. | Điếc và Trợ Thính Cụ Bác sĩ Nguyễn Ý Dức Câu Chuyện Thầy Lang Ngoài khả năng thu nhận âm thanh thính giác còn có vai trò quan trọng trong việc trao đổi liên lạc thông tin giữa người với người cũng như giúp tâm hồn thư giãn khi nghe những lời nói dịu hiền hoặc những nhạc điệu nhẹ nhàng thoải mái. Thính giác hoạt động thường xuyên khi ngủ cũng như thức. Một tiếng động nhẹ ban đêm cũng làm ta thức giấc. Một âm thanh xa vời cũng lọt vào tai dù ta có tập trung vào công việc đang làm. Nhiều người thường không để ý tới giá trị của thính giác cho tới khi không nghe được nữa thì mới ý thức điếc là một tai họa. Nạn nhân rơi vào tình trạng cô đơn ngơ ngác không biết diễn tiến sự việc xảy ra ở chung quanh. Có người bị trầm cảm buồn phiền thấy mình như bị đặt ra ngoài sinh hoạt của gia đình xã hội. Nhưng cũng có người bịt tai chẳng thèm nghe những điều thị phi gossip cho đỡ bận tâm. Hoặc điếc không sợ súng tỉnh bơ việc mình mình làm chẳng cần để ý tới công luận. Trước khi nói tới điếc và máy trợ thính xin nhắc qua về cơ quan thính giác và nguyên nhân gây ra điếc. Cơ quan thính giác Cơ quan thính giác hoặc tai có ba phần chính tai ngoài tai giữa và tai trong. 1- Tai ngoài - Tai ngoài giống như một ống loa mở rộng để đón nhận âm thanh tiếng động đưa vào trong tai. Màng nhĩ phân cách tai ngoài với tai trong. Khi được kích thích màng nhĩ rung động và chuyển âm thanh vào tai trong. Một âm thanh hoặc áp suất mạnh có thể làm màng nhĩ rách và đưa đến mất thính giác. Màng nhĩ rách nước hoặc vi khuẩn ở tai ngoài có thể làm tai giữa bị bệnh nhiễm. Vì thế khi bơi lội nên phòng tránh nước vào tai với cục bông gòn có tẩm sáp không thấm nước. Ông tai ngoài cũng có chất dầu nhờn gọi là ráy tai mà khi nhiều có thể cản trở sự dẫn truyền âm thanh. Thường thì ráy tai tự nhiên tiêu tan. ẩ ếu ráy tai lấp kín nên nhờ bác sĩ lấy ra để tránh tổn thương màng nhĩ. ẩ hiều người có thói quen dùng tăm quấn bông gòn để ngoáy ngoáy chùi chùi lỗ tai lấy làm thích thú lắm. ẩ hưng làm như vậy nhiều khi lại đẩy .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.