Kawabata Yasunari (tiếng Nhật: 川端 康成; 14 tháng 6 năm 1899 – 16 tháng 4 năm 1972) là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba, sau Rabindranath Tagore (Ấn Độ năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (Israel năm 1966), đoạt Giải Nobel Văn học vào năm 1968 nhân kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ Duy Tân Minh Trị 1868. | Kawabata Yasunari Kawabata Yasunari tiếng Nhật l 14 tháng 6 năm 1899 - 16 tháng 4 năm 1972 là tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba sau Rabindranath Tagore Ấn Độ năm 1913 và Shmuel Yosef Agnon Israel năm 1966 đoạt Giải Nobel Văn học vào năm 1968 nhân kỷ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản tính từ Duy Tân Minh Trị 1868. Những sáng tác văn chương những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật. I. TIẼU SỬ. Kawabata sinh ở Osaka mồ côi từ năm lên 2 từ đó cậu bé và chị sống cùng ông bà ngoại. Khi cậu lên 7 thì thì bà ngoại qua đời lên 9 thì mất chị được 14 tuổi thì mất cả ông ngoại cậu phải về Tokyo sống với gia đình người dì. Đứa trẻ ốm yếu lại côi cút Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo phong kín vết thương tâm hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Ở tuổi đôi mươi Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương một thiếu nữ ông gọi là Chiyo. Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong nàng bất ngờ từ hôn không một lời giải thích. Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ. Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi mười sáu. Khi nó được xuất bản vào năm 1925 tác phẩm đầu tay này có lẽ đã được viết lại dù trong đó ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người thân ông ngoại vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù loà cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện chân thực. Bia kỷ niệm nơi