Điều I của Hiến pháp trao toàn bộ quyền lập pháp của chính quyền liên bang cho một Quốc hội được chia thành hai viện – Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện là viện nhỏ hơn, trong đó theo quy định của Hiến pháp mỗi bang có hai thành viên. Thượng viện hiện nay có 100 thành viên. Còn ở Hạ viện, tư cách thành viên được xác định căn cứ vào dân số và diện tích của bang, do đó không được quy định cụ thể trong Hiến pháp. . | Khái quát vê chính quyên Mỹ Chương 4 NGÀNH LẬP PHÁP QUYỀN Lực CỦA QUỐC HỘI Chính quyên hàm nghĩa quyên làm ra luật pháp - Alexander Hamilton Các bài viết chủ trương chế độ liên bang 1787- 1788 Điêu I của Hiến pháp trao toàn bộ quyên lập pháp của chính quyên liên bang cho một Quốc hội được chia thành hai viện - Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện là viện nhỏ hơn trong đó theo quy định của Hiến pháp mỗi bang có hai thành viên. Thượng viện hiện nay có 100 thành viên. Còn ở Hạ viện tư cách thành viên được xác định căn cứ vào dân số và diện tích của bang do đó không được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Số thành viên của Hạ viện hiện nay là 435 người. Trong hơn một trăm năm sau ngày Hiến pháp được thông qua các thượng nghị sĩ không do dân chúng bỏ phiếu để bầu trực tiếp mà do các nhà lập pháp của bang lựa chọn và được coi như đại diện của các bang. Nhiệm vụ của các thượng nghị sĩ là bảo đảm cho bang mình được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Điều sửa đổi Hiến pháp thứ 17 thông qua năm 1913 đã quy định việc bầu trực tiếp đối với Thượng viện. Các đại biểu dự Hội nghị Lập hiến lập luận rằng nếu cả hai nhóm riêng biệt - một nhóm đại diện cho chính quyền các bang một nhóm đại diện cho dân chúng - đều phải phê chuẩn mọi luật dự thảo thì hầu như sẽ không còn nguy cơ Quốc hội thông qua các bộ luật một cách vội vã hay thiếu cẩn trọng. Viện này có thể thường xuyên kiểm tra viện kia theo như cách làm của Quốc hội Anh. Việc thông qua điều sửa đổi Hiến pháp thứ 17 không làm thay đổi nhiều cán cân quyên lực giữa hai viện. Mặc dù tranh cãi còn đang diễn ra gay gắt trong Hội nghị vê cơ cấu và quyên lực của Quốc hội nhiêu đại biểu vẫn tin rằng ngành lập pháp sẽ tương đối không quan trọng. Một vài đại biểu cho rằng Quốc hội sẽ quan tâm chủ yếu tới những vấn đê đối ngoại để lại những vấn đê trong nước cho chính quyên bang và địa phương. Những cách nhìn nhận như thế rõ ràng là không chính xác. Quốc hội đã tỏ ra cực kỳ năng động với quyên lực và quyên hạn rộng lớn trong tất cả những vấn đê