Thế chiến thứ hai ở châu Âu, chiến dịch Béc-lanh giữ một vị trí đặc biệt. Chiếm được Béc-lanh là giải quyết xong những vấn đề quân sự, chính trị quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng nước Đức sau chiến tranh và vị trí chính trị của nước Đức ở châu Âu. | Nhớ lại và suy nghĩ_Phần 2 Chương 19 Chiến dịch Bec-Lanh Là chiến dịch kết thúc Thế chiến thứ hai ở châu Âu chiến dịch Béc-lanh giữ một vị trí đặc biệt. Chiếm được Béc-lanh là giải quyết xong những vấn đề quân sự chính trị quan trọng nhất có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng nước Đức sau chiến tranh và vị trí chính trị của nước Đức ở châu Âu. Lực lượng vũ trang Xô-viết chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng với quân phát-xít đã nghiêm chỉnh theo đúng đường lối đã được thỏa thuận với các nước Đồng minh là buộc nước Đức phải đầu hàng không điều kiện cả về mặt quân sự kinh tế lẫn chính trị. Mục tiêu chính trong giai đoạn chiến tranh này là thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa phát-xít trong chế độ xã hội và nhà nước Đức bắt bọn tội phạm quốc xã phải đền tội thích đáng nhất về những vụ giết người hàng loạt về sự tàn phá và xúc phạm mà chúng đã gây ra đối với các dân tộc trong những nước bị chúng chiếm đóng nhất là đối với nước chúng ta đã chịu biết bao đau khổ. Ý đồ của chiến dịch Béc-lanh về cơ bản đã được xác định trong Đại bản doanh vào tháng 11-1944. Trong quá trình các chiến dịch Vi-xla - Ô-đe Đông Phổ và Pô-mê-ra-ni ý đồ đó lại được xác định rõ thêm. Khi xây dựng kế hoạch chiến dịch Béc-lanh có tính đến cả những hoạt động của quân đội viễn chinh các nước Đồng minh. Cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1945 quân đội viễn chinh các nước Đồng minh đã triển khai trên một chính diện rộng tiến ra sông Ranh và bắt đầu vượt sông để phát triển tiến công chung vào các vùng trung tâm nước Đức. Bộ tổng chỉ huy quân Đồng minh đề ra nhiệm vụ trước mắt là tiêu diệt cụm quân địch ở Rua và chiếm lấy vùng công nghiệp đó. Kế đó họ sẽ cho quân đội Mỹ và Anh tiến đến sông En-bơ trên hướng Béc-lanh. Cùng lúc đó họ mở các chiến dịch của quân Mỹ và Pháp ở hướng nam nhằm đánh chiếm các vùng Stút-ga Muy-ních và tiến vào những vùng trung tâm nước Áo và Tiệp Khắc. Như chúng tôi đã nói mặc dầu quyết định của hội nghị Yan-ta đã quy định vùng chiếm đóng của Quân đội Liên Xô xa mãi sang phía tây Béc-lanh và lúc .