tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở Đông Nam Á_3

Tham khảo bài viết 'tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở đông nam á_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | tìm hiểu nguyên nhân sự 11 1 V 1 1 khủng hoảng kinh tê tài chính ở Đông Nam A Nam Dương Tháng 7 khi Thái Lan thả nổi đồng Baht cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8 lên 12 . Tháng 8 đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt. Tháng 9 cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử. Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia đặc biệt là làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó nhiều công ty đẩy mạnh mua Dollar vào có nghĩa là bán Rupiah ra khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt. Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998 Suharto buộc phải từ chức tổng thống. Trước khủng hoảng tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng tỷ giá đã giảm xuống mức 1. Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi. Hậu quả Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng bao gồm mất giá tiền tệ sụp đổ thị trường chứng khoán giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia Hàn Quốc và Thái Lan. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    74    1    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.