Tính tiềm tàng của các tổn thương sơ cấp do tác nhân vật lý, hoá học tạo ra, ở giai đoạn phát sinh đột biến cấu trúc, trong đột biến thực nghiệm đã điều chỉnh việc hình thành cấu trúc các thể nhiễm sắc về số lượng cũng như về chất lượng của chúng. | TÁC ĐỘNG TIA gama NGUỒN Co60 LÊN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Ở RỄ LÚA Nguyễn Như Toản ĐHSP Hà nội 2 Hoàng Quang Minh Viện Di Truyền Nông nghiệp I - ĐẶT VẤN ĐỀ. Tính tiềm tàng của các tổn thương sơ cấp do tác nhân vật lý hoá học tạo ra ở giai đoạn phát sinh đột biến cấu trúc trong đột biến thực nghiệm đã điều chỉnh việc hình thành cấu trúc các thể nhiễm sắc về số lượng cũng như về chất lượng của chúng. Việc xác định bản chất phân tử các tổn thương nhiễm sắc thể NST và quá trình chuyển chúng thành các đột biến thực sự là vấn đề quan trọng của lý thuyết đột biến. Các công trình nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng trạng thái của bộ máy nhân tế bào tại thời điểm tác dụng đột biến là một trong những yếu tố cơ bản xác định tính chất của các biến đổi tiềm năng cũng như khả năng chuyển thành các biến đổi thực sự. Để có thể đánh giá đúng mức khả năng làm biến đổi cấu trúc bộ máy di truyền của tác nhân gây đột biến chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tia Ỵ nguồn Co60 lên cấu trúc bộ nhiễm sắc thể NST của 4 giống lúa trong quá trình nguyên phân ở rễ. Trên cơ sở đó sẽ cho phép tìm hiểu quy luật phát sinh đột biến và bản chất di truyền của các đột biến đó tạo tiền đề cho việc sử dụng những đột biến có lợi trong công tác chọn giống một cách hiệu quả. II - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Để có thể xác định sự biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở rễ của các giống lúa trong quá trình nguyên phân nghiên cứu tế bào học chúng tôi đã tiến hành các bước sau Từ 4 giống lúa IR-64 Bắc Thơm 7 Khang Dân 18 và A-20 chọn 16 mẫu mỗi mẫu 500 hạt 4 lần nhắc lại đem ngâm vào nước ấm khoảng 40oC trong 20 giờ rồi vớt ra rửa sạch để đưa vào chiếu xạ. Quá trình chiếu xạ tia Ỵ nguồn Co60 lên hạt lúa ở trạng thái ướt được tiến hành tại Trung tâm chiếu xạ Quốc gia Cầu Diễn ở ba liều lượng 15 20 25 krad. Các mẫu đã xử lý đưa về xấp nước và ủ để các hạt lúa nảy mầm đều. Sau khi nẩy mầm tiếp tục cho rễ mọc đến độ dài 0 8-1 2 cm cắt lấy đầu phần rễ non để nghiên cứu. Cố định mẫu .