Haemophilia A (bệnh máu khó đông) là một trong những bệnh di truyền phổ biến liên quan đến nhiễm sắc thể X. Ước tính trên thế giới có khoảng từ 1/5000 đến 1/ các bé trai sinh ra mắc bệnh này. | PHÁT HIỆN CÁC ĐỘT BIẾN HAEMOPHILIA A BẰNG KỸ THUẬT PCR-RFLP SỬ DỤNG DEEP VENT ADN POLYMERASE Nguyễn Hoài Giang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Nguyễn Tùng Lâm Trường Đại học Ngoại Thương ĐẶT VẤN ĐỀ Haemophilia A bệnh máu khó đông là một trong những bệnh di truyền phổ biến liên quan đến nhiễm sắc thể X. Ước tính trên thế giới có khoảng từ 1 5000 đến 1 các bé trai sinh ra mắc bệnh này. Theo số liệu thống kê của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương số lượng bệnh nhân Haemophilia A ở Việt nam cũng không phải là nhỏ. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh Haemophilia A là do các đột biến ở gen mã hoá cho yếu tố đông máu số VIII factor VIII . Gen này nằm trên cánh dài của nhiễm sắc thể tại vị trí Xq28. Gen mã hoá cho yếu tố VIII rất lớn khoảng 180 kb bao gồm 26 exon 1 . Kỹ thuật PCR dùng Taq ADN polymerase sau đó phát hiện điểm đột biến bằng enzyme giới hạn PCR-RFLP đã được các nghiên cứu trước đây sử dụng rất có hiệu quả để phát hiện các đột biến của bệnh Haemophilia A 1 2 . Deep Vent ADN polymerase có hoạt tính xúc tác quá trình tổng hợp ADN mới như Taq ADN polymerase. Các nghiên cứu của hãng New England Biolab cho thấy Deep Vent ADN polymerase có nhiều ưu điểm hơn so với Taq ADN polymerase. Ở 95oC Taq ADN polymerase bị mất 50 hoạt tính xúc tác sau 40 phút so với 1380 phút cùng điều kiện của Deep Vent ADN polymerase. Deep Vent ADN polymerase lại ít gây lỗi khi xúc tác tổng hợp sợi ADN mới so với Taq ADN polymerase 3 4 . Những đột biến ở intron 18 và 19 của gen mã hoá cho yếu tố VIII là đột biến mất vị trí nhận biết của enzyme giới hạn Bcl I và Hind III 1 2 . Do vậy độ chính xác của các sản phẩm PCR so với khuôn mẫu ADN ban đầu rất quan trọng nó đảm bảo kết quả chẩn đoán phát hiện đột biến ở bệnh nhân Haemophilia A. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn sử dụng ưu điểm ít gây lỗi trong quá trình xúc tác của Deep Vent ADN polymerase để sử dụng kỹ thuật PCR-RFLP phát hiện các đột biến ở intron 18 và 19 của gen mã hoá cho yếu tố đông máu số VIII. Kỹ thuật này có .