Tham khảo bài viết 'việt nam trong hơn một năm đầu sau cách mạng tháng tám (9/1945 - 12/1946)_5', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 9 1945 - 12 1946 Ngày 27-3-1946 quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng trụ sở Bộ Tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hà Nội đồng thời cho xe chạy khắp các phố gây xô xát và cướp bóc tài sản của nhân dân. Ở miền Nam thực dân Pháp không những không ngừng bắn mà còn tiếp tục cho quân càn quét đánh úp nhiều vị trí của bộ đội Việt Nam ở Đồng Tháp Mười Bình Thuận Phan Rang. Tháng 6-1946 chúng huy động quân có xe tăng và máy bay yểm trợ đánh chiếm Tây Nguyên. Với ý đồ tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam thực dân Pháp thành lập Chính phủ Nam Kì tự trị l-6-1946 do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu. Một trong những nội dung quan trọng đấu tranh buộc Pháp phải tôn trọng Hiệp định Sơ bộ là đòi họ mở cuộc đàm phán chính thức tại Pari. Ngược lại thực dân Pháp tìm mọi cách trì hoãn. Ta càng thấy rõ lập trường thực dân xâm lược của giới phản động Pháp nhưng vẫn kiên trì đấu tranh tiến tới cuộc đàm phán chính thức. Ngày 24-3-1946 trên tàu chân Êmin Béctanh Emile Bertin neo tại vịnh Hạ Long đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đô đốc Đácgiăngliơ. Cùng dự hội đàm về phía Việt Nam còn có Hoàng Minh Giám và Nguyễn Tường Tam về phía Pháp có Tướng Lơclec Xanhtơni và một số trợ lí của Đácgiăngliơ. Sau nhiều lần trao đổi hai bên đã thoả thuận công bố một bản thông cáo gồm ba điểm chủ yếu 1- Vào thột thời điểm càng gần mà các điều kiện quá cảnh cho phép nghĩa là trong nửa đầu tháng tư một phái đoàn hữu nghị gồm 10 nghị sĩ Việt Nam đi Pari mang tới Quốc hội lập hiến Pháp lời chào anh em của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 2- Cũng vào thời điểm đó sẽ tiến hành tại Đà Lạt một hội nghị trù bị giữa một bên là một đoàn đại biểu Pháp gồm 12 thành viên dưới sự chủ trì của cao uỷ Pháp tại Đông Dương và một bên là một đoàn đại biểu gồm 12 thành viên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc người đại diện 3- Cuộc hội nghị trù bị đó sẽ hoàn thành công việc của mình