Tham khảo bài viết 'chủ nghĩa hiện sinh ở miền nam việt nam 1954-1975_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975 có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu tuy lúc đậm lúc nhạt nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp. Ảnh hưởng đó thể hiện cả trên bình diện lý luận lẫn trên bình diện sáng tác cả trong giới chuyên môn lẫn trong độc giả phổ cập cả trong nhà trường lẫn ngoài nhà trường. Điều đó còn thể hiện ở chỗ đây là một ảnh hưởng đa chiều có thuận có nghịch có hiện sinh và phản hiện sinh có những sản phẩm chính cấp và sản phẩm thứ cấp có những đứa con chính thức lẫn những người con hoang . Khi chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp thu miền Nam từ tay thực dân Pháp lý thuyết triết học phương Tây mà người Sài Gòn nghe nói đến đầu tiên không phải là chủ nghĩa hiện sinh mặc dù đây là lúc chủ nghĩa này đang hình thành một trào lưu sôi nổi ở Tây Âu. Lý thuyết được gia đình họ Ngô đề cao và quảng bá lúc đó là chủ nghĩa nhân vị Personnalisme của Emmanuel Mounier. Nhưng trong tiếp nhận của công chúng lúc đó chủ nghĩa này quả thực là một cái gì mơ hồ. Một mặt những cán bộ tuyên truyền của phong trào Cách mạng quốc gia do Ngô Đình Nhu lập ra đã giới thiệu lý thuyết của E. Mounier một cách phiến diện một lý thuyết đi tìm con đường thứ ba không thiếu thiện chí nhưng cũng đầy ảo tưởng đã bị bẻ quặt một cách cố ý sang con đường thứ nhất để thành một lý thuyết chống Cộng sơ lược và thiển cận. Mặt khác những người trí thức hiểu biết nhất tuy không thể không hưởng ứng chủ trương của một chế độ mà lúc đó họ chưa nhận ra đầy đủ những nanh vuốt tinh thần của nó hẳn cũng thấy ngượng ngùng khi lên tiếng quảng bá chủ nghĩa này bên cạnh những cán bộ tuyên truyền hạng hai. Không kể những tài liệu tuyên truyền của Trung tâm Nhân vị ở Vĩnh Long ngay những công trình nghiên cứu về Mounier và chủ nghĩa nhân