Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, học sinh trung học phổ thông đang trong kì ôn thi chuẩn bị cho kì thi đại học, cao đẳng, tốt nghiệp | CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC 1858 - 1888 I. MỞ ĐẦU 1. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam nhà Nguyễn là triều đại ở vị trí rất đặc biệt đó là điểm giao thời từ Việt Nam độc lập sang nước Việt Nam nô lệ. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm 1802 - 1945 trong thời kì đất nước có nhiều biến động là nhà nước phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hiếm có triều đại nào thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử như triều Nguyễn. Một nguyên nhân quan trọng vì đây là thời kì gần với lịch sử hiện đại Việt Nam còn lưu giữ được nhiều những tư liệu thành văn nhưng phần khác là ở triều Nguyễn luôn tồn tại hai mảng sáng tối đan xen với nhau dễ gây nên sự tranh luận của các nhà khoa học trong đó nội dung được đề cập nhiều là cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược 1858 - 1885 và nguyên nhân để mất nước ta vào tay thực dân Pháp. Đa số các học giả cho rằng nguyên nhân quan trọng để mất độc lập chủ quyền là do nhà Nguyễn thiếu quyết tâm đánh Pháp đến cùng sai lầm trong đường lối chỉ đạo chiến lược từ bỏ vai trò lãnh đạo của người đại diện cho lợi ích dân tộc nên biến việc mất nước từ chỗ không tất yếu thành tất yếu. Nhưng cũng có ý kiến đánh giá nguyên nhân mất nước của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỉ XIX là do tình trạng lạc hậu và yếu kém so với phương Tây gây nên do đó để mất nước vào tay người Pháp là điều khó tránh khỏi. Chia sẻ quan điểm của các nhà nghiên cứu lịch sử trên đây chúng tôi nhận thấy cần đi sâu phân tích những mâu thuẫn xung đột trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn nhằm làm sáng tỏ những mâu thuẫn về tư tưởng trong lực lượng quan lại Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Đó là cuộc đấu tranh nhằm xác định đường lối chiến lược kháng Pháp giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa. Qua đây chúng tôi mong muốn góp phần lí giải rõ thêm nguyên nhân để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ yếu tố chủ quan ở bên trong cơ quan chỉ huy cao nhất cuộc đấu tranh chống xâm lăng. Điều này không chỉ giúp cho sinh viên năm .