Chương 1. Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) Nguyễn Hồng Phương Đinh Văn Hữu Hệ thống thông tin địa lý và một số ứng dụng trong Hải Dương Học NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 5 – 10. Từ khoá: GIS, thành phần của GIS, hệ thống thông tin địa lý. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không. | Chương 1. Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý GIS Nguyễn Hồng Phương Đinh Văn Hữu Hệ thống thông tin địa lý và một số ứng dụng trong Hải Dương Học NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 5 - 10. Từ khoá GIS thành phần của GIS hệ thống thông tin địa lý. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục Chương 1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS .2 Mở Những cột mốc trong lịch sử hình thành và phát triển công nghệ Các thành phần của Phần Các modul phần mềm của hệ thống thông tin địa Đối tượng của 2 Chương 1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS Mở đầu Quá trình phát triển xã hội loài người đã nảy sinh yêu cầu giao lưu giữa những người đương thời với nhau và giữa người đời trước và người đời sau. Những nội dung họ thông tin với nhau là phi vật chất nhưng cần được thể hiện thông qua một hình thức nào đó như hình vẽ mô hình chữ viết. Việc sinh ra chữ viết là một bước ngoặt lớn của nhân loại về khả năng thông tin. Bằng một quyển sách nhỏ họ có thể miêu tả chi tiết một sự vật một hiện tượng tự nhiên hay xã hội và lưu trữ lại cho các thế hệ sau này nhận thức lại. Thế rồi thông tin chữ viết vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu ngày càng cao của quá trình trao đổi thông tin không gian nhất là nhiều thông tin trên một diện rộng thì việc biểu diễn bằng văn bản đã bộc lộ những yếu điểm. Một hình thức thông tin khác đã ra đời đó là bản đồ. Người ta biểu diễn các thông tin không gian bằng cách thu nhỏ kích thước sự vật theo một tỉ lệ nào đó rồi vẽ lên mặt phẳng. Để biểu diễn độ cao thấp thì dùng các dạng ký hiệu riêng màu ghi độ cao đường bình độ . Những thông tin biểu diễn các điểm tính chất của sự vật thì giải thích bằng chữ và số kèm theo các sự vật được biểu diễn. Sự có mặt của hệ thông tin bản đồ đã làm cho .