Tham khảo bài viết 'cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 - 1945)_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1939 - 1945 1. Biến động mạnh mẽ của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong thế chiến thứ II . Bối cảnh thế giới trong những năm đầu của Cuộc chiến tranh lần II Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai không chỉ là làm thay đổi cục diện chính trị trên thế giới mà còn tác dụng trực tiếp đến các nước thuộc địa và phụ thuộc trong đó có Việt Nam. Từ giữa những năm 30 của thế kỉ XX các thế lực phát xít đã bành trướng ở nhiều quốc gia. Chúng câu kết với nhau tiến hành chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến tranh thế giới. Ngày 25 - 11 - 1936 Đức và Nhật Bản kí kết Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản . Một năm sau ngày 6 - 11 - 1937 Italia tuyên bố tham gia Hiệp ước này. Trục Beclin -Rôma - Tôkyô hình thành. Liên minh phát xít đã mở rộng từ Châu Âu sang Châu Á. Trong thời gian này các cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ đã được phát động ở một vài khu vực. Tháng 7 - 1937 Nhật Bản mở cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. do chính sách chống Nhật Bản tiêu cực của tập đoàn cầm quyền Tưởng Giới Thạch quân Nhật trong một thời gian ngắn đã được nhiều thành phố trung tâm công nghiệp và các vị trí đầu mối giao thông quan trọng của Trung Quốc. Tháng 7 - 1938 quân Nhật mở nhiều cuộc tấn công vào vùng hồ Khát-xan thuộc lãnh thổ Liên Xô để thăm dò. Trong khi đó ở châu Âu Anh và Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ Phát xít Đức. Ngày 29 - 8 - 1938 chính phủ hai nước này kí với Đức một hiệp ước tại Muyních Đức chấp nhận cho Đức chiếm đóng Tiệp Khắc 1 với hy vọng hướng mũi tiến công của Đức về phía Đông đáng Liên Xô. Tháng 2 - 1939 Nhật chiếm đảo Hải Nam phong tỏa hoàn toàn lục địa Trung Quốc. Tháng 3 - 1939 quân Nhật tấn công vào khu vực sông Khan Khin Gôn của Mông Cổ khiêu khích Liên Xô. Hồng quân Liên Xô phối hợp với quân Mông Cổ tiêu diệt toàn bộ tập đoàn quân số 6 của Nhật Bản. Ngày 23 - 8 - 1939 Liên Xô kí với Đức hiệp ước không xâm phạm để tránh rơi vào tình thế bị tấn công từ hai phía Đông và Tây đồng thời để tranh thủ thời gian